Điều 21 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư
Điều 21. Tiếp nhận văn bản đến
1. Đối với văn bản giấy
a) Văn thư cơ quan kiểm tra số lượng, tình trạng bì, dấu niêm phong (nếu có), nơi gửi; đối chiếu số, ký hiệu ghi ngoài bì với số, ký hiệu của văn bản trong bì. Trường hợp phát hiện có sai sót hoặc dấu hiệu bất thường, Văn thư cơ quan báo ngay người có trách nhiệm giải quyết và thông báo cho nơi gửi văn bản.
b) Tất cả văn bản giấy đến (bao gồm cả văn bản có dấu chỉ độ mật) gửi cơ quan, tổ chức thuộc diện đăng ký tại Văn thư cơ quan phải được bóc bì, đóng dấu “ĐẾN”. Đối với văn bản gửi đích danh cá nhân hoặc tổ chức đoàn thể trong cơ quan, tổ chức thì Văn thư cơ quan chuyển cho nơi nhận (không bóc bì). Những bì văn bản gửi đích danh cá nhân, nếu là văn bản liên quan đến công việc chung của cơ quan, tổ chức thì cá nhân nhận văn bản có trách nhiệm chuyển lại cho Văn thư cơ quan để đăng ký.
c) Mẫu dấu “ĐẾN” được thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV Nghị định này.
2. Đối với văn bản điện tử
a) Văn thư cơ quan phải kiểm tra tính xác thực và toàn vẹn của văn bản điện tử và thực hiện tiếp nhận trên Hệ thống.
b) Trường hợp văn bản điện tử không đáp ứng các quy định tại điểm a khoản này hoặc gửi sai nơi nhận thì cơ quan, tổ chức nhận văn bản phải trả lại cho cơ quan, tổ chức gửi văn bản trên Hệ thống. Trường hợp phát hiện có sai sót hoặc dấu hiệu bất thường thì Văn thư cơ quan báo ngay người có trách nhiệm giải quyết và thông báo cho nơi gửi văn bản.
c) Cơ quan, tổ chức nhận văn bản có trách nhiệm thông báo ngay trong ngày cho cơ quan, tổ chức gửi về việc đã nhận văn bản bằng chức năng của Hệ thống.
Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư
- Số hiệu: 30/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/03/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 283 đến số 284
- Ngày hiệu lực: 05/03/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc, yêu cầu quản lý công tác văn thư
- Điều 5. Giá trị pháp lý của văn bản điện tử
- Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác văn thư
- Điều 10. Soạn thảo văn bản
- Điều 11. Duyệt bản thảo văn bản
- Điều 12. Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành
- Điều 13. Ký ban hành văn bản
- Điều 14. Trình tự quản lý văn bản đi
- Điều 15. Cấp số, thời gian ban hành văn bản
- Điều 16. Đăng ký văn bản đi
- Điều 17. Nhân bản, đóng dấu, ký số của cơ quan, tổ chức và dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn
- Điều 18. Phát hành và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi
- Điều 19. Lưu văn bản đi
- Điều 20. Trình tự quản lý văn bản đến
- Điều 21. Tiếp nhận văn bản đến
- Điều 22. Đăng ký văn bản đến
- Điều 23. Trình, chuyển giao văn bản đến
- Điều 24. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến
- Điều 28. Lập Danh mục hồ sơ
- Điều 29. Lập hồ sơ
- Điều 30. Nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan
- Điều 31. Trách nhiệm lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan
- Điều 32. Quản lý con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật
- Điều 33. Sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật