Chương 3 Nghị định 27/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đo đạc và bản đồ
CẬP NHẬT CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN ĐỊA LÝ QUỐC GIA VÀ HỆ THỐNG BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH QUỐC GIA
Điều 10. Nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia
1. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia là tập hợp dữ liệu nền địa lý được xây dựng trong hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật để sử dụng thống nhất trong cả nước, gồm các dữ liệu thành phần sau đây:
a) Dữ liệu cơ sở đo đạc là dữ liệu về các điểm tọa độ, độ cao sử dụng trong quá trình đo đạc, thu nhận, xử lý dữ liệu địa lý;
b) Dữ liệu địa hình là dữ liệu độ cao, độ sâu mô tả hình dạng, đặc trưng của bề mặt Trái Đất bao gồm điểm độ cao, điểm độ sâu, đường đồng mức nối các điểm có cùng giá trị độ cao, đường mô tả đặc trưng địa hình và các dạng địa hình đặc biệt;
c) Dữ liệu thủy văn là dữ liệu về hệ thống sông, suối, kênh, mương, biển, hồ, ao, đầm, phá, nguồn nước, đường bờ nước, các đối tượng thủy văn khác;
d) Dữ liệu dân cư là dữ liệu về các khu dân cư và các công trình liên quan đến dân cư, gồm khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp, khu chức năng đặc thù, khu dân cư khác, các công trình dân sinh, cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội khác;
đ) Dữ liệu giao thông là dữ liệu về mạng lưới giao thông và các công trình có liên quan đến giao thông, gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, cầu, hầm giao thông, bến cảng, nhà ga, các công trình giao thông khác;
e) Dữ liệu biên giới quốc gia, địa giới hành chính bao gồm dữ liệu biên giới quốc gia và dữ liệu địa giới hành chính.
Dữ liệu biên giới quốc gia là dữ liệu về đường biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới; điểm cơ sở, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, điểm đặc trưng biên giới quốc gia, các đối tượng địa lý liên quan đến việc thể hiện đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển.
Dữ liệu địa giới hành chính là dữ liệu về đường địa giới hành chính các cấp, hệ thống mốc địa giới hành chính; dữ liệu về các đối tượng địa lý liên quan đến việc thể hiện đường địa giới hành chính các cấp;
g) Dữ liệu phủ bề mặt là dữ liệu về hiện trạng che phủ của bề mặt Trái Đất, bao gồm lớp phủ thực vật, lớp sử dụng đất, lớp mặt nước, các lớp phủ khác.
2. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ lớn được thành lập từ các kết quả đo đạc, điều tra thu nhận thông tin của đối tượng địa lý; cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ trung bình và tỷ lệ nhỏ được thành lập từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ lớn hơn.
3. Bản đồ địa hình quốc gia được thành lập từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật về bản đồ địa hình. Nội dung bản đồ địa hình quốc gia được chia thành các nhóm lớp dữ liệu sau:
a) Nhóm lớp cơ sở toán học bao gồm các nội dung về lưới chiếu bản đồ, phiên hiệu mảnh, tỷ lệ bản đồ, lưới tọa độ, điểm tọa độ và điểm độ cao trong phạm vi mảnh bản đồ, các nội dung trình bày ngoài khung mảnh bản đồ;
b) Nhóm lớp dữ liệu địa hình;
c) Nhóm lớp dữ liệu thủy văn;
d) Nhóm lớp dữ liệu dân cư;
đ) Nhóm lớp dữ liệu giao thông;
e) Nhóm lớp dữ liệu biên giới quốc gia, địa giới hành chính;
g) Nhóm lớp dữ liệu phủ thực vật.
4. Các nhóm lớp dữ liệu được quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 3 Điều này được thành lập từ dữ liệu nên địa lý tương ứng tại các điểm b, c, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này.
Điều 11. Cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia
1. Yêu cầu cập nhật
Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia phải được cập nhật đầy đủ, chính xác theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật đảm bảo kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương; phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai.
2. Phương thức cập nhật như sau:
a) Việc cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 được thực hiện thông qua việc chỉnh lý, bổ sung các đối tượng địa lý có biến động bằng các phương pháp đo đạc và bản đồ;
b) Việc cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn được thực hiện bằng phương pháp biên tập từ các đối tượng biến động được cập nhật từ cơ sở dữ liệu nền địa lý ở tỷ lệ lớn hơn, phiên bản mới; thông qua việc chỉnh lý, bổ sung các đối tượng địa lý có biến động bằng các phương pháp đo đạc và bản đồ;
c) Tùy thuộc vào mức độ biến động, việc cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia được thực hiện theo từng dữ liệu thành phần, nhóm dữ liệu thành phần hoặc theo khu vực. Trường hợp trên 40% đối tượng địa lý trên phạm vi khu vực bị biến động thì thành lập mới cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia cho toàn bộ khu vực;
d) Khi cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia được cập nhật, bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ tương ứng được cập nhật đồng thời.
3. Nội dung cập nhật bao gồm:
a) Đối với cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, nội dung cập nhật gồm việc bổ sung, chỉnh lý các biến động về vị trí không gian và thuộc tính của các đối tượng địa lý thuộc các dữ liệu thành phần quy định tại các
b) Đối với bản đồ địa hình quốc gia, nội dung cập nhật bao gồm việc bổ sung, chỉnh lý các đối tượng địa lý biến động thuộc các nhóm lớp nội dung bản đồ quy định tại
4. Chu kỳ cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia là khoảng thời gian tối đa giữa hai lần cập nhật dữ liệu theo quy định như sau:
a) Trong thời gian không quá 05 năm, cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia phải được cập nhật định kỳ. Đối với cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ trung bình và tỷ lệ nhỏ vùng biển Việt Nam được cập nhật định kỳ không quá 07 năm;
b) Dữ liệu giao thông, dữ liệu dân cư được cập nhật định kỳ hàng năm;
c) Trong chu kỳ cập nhật, trường hợp dữ liệu thành phần có mức độ biến động lớn hơn 20% thì thực hiện cập nhật cho dữ liệu thành phần đó;
d) Cập nhật ngay đối với dữ liệu biên giới quốc gia, địa giới hành chính được thực hiện khi có sự thay đổi;
đ) Cập nhật ngay đối với khu vực có sự thay đổi bất thường phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
e) Cập nhật ngay đối với khu vực theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nghị định 27/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đo đạc và bản đồ
- Số hiệu: 27/2019/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 13/03/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 347 đến số 348
- Ngày hiệu lực: 01/05/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 5. Số liệu của mạng lưới tọa độ quốc gia
- Điều 6. Số liệu của mạng lưới độ cao quốc gia
- Điều 7. Số liệu của mạng lưới trọng lực quốc gia
- Điều 8. Số liệu của mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia
- Điều 9. Công bố số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia
- Điều 10. Nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia
- Điều 11. Cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia
- Điều 12. Xây dựng công trình hạ tầng đo đạc
- Điều 13. Vận hành, bảo trì công trình hạ tầng đo đạc
- Điều 14. Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành, bảo trì, khai thác công trình hạ tầng đo đạc
- Điều 15. Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc
- Điều 16. Trách nhiệm bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc
- Điều 17. Di dời, phá dỡ công trình hạ tầng đo đạc
- Điều 18. Lưu trữ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ
- Điều 19. Tiêu hủy thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ
- Điều 20. Bảo mật thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ
- Điều 21. Cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ cho tổ chức, cá nhân trong nước
- Điều 22. Trao đổi, cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ với tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài
- Điều 23. Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ
- Điều 24. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch triển khai thực hiện hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia
- Điều 25. Chính sách, nguồn lực để xây dựng, phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia
- Điều 26. Công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia
- Điều 27. Xây dựng, tích hợp dữ liệu không gian địa lý
- Điều 28. Xây dựng, vận hành Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam
- Điều 29. Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép
- Điều 30. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 31. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 32. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 33. Trình tự thủ tục cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 34. Cấp bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 35. Gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 36. Cấp lại giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 37. Cấp đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 38. Phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 39. Lưu trữ hồ sơ cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 40. Thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 41. Nội dung, thời điểm đăng tải thông tin về tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 42. Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ
- Điều 43. Thời hạn, nội dung cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ
- Điều 44. Sát hạch xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, nội dung sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 45. Bồi dưỡng kiến thức về hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 46. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ
- Điều 47. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ
- Điều 48. Gia hạn chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ
- Điều 49. Cấp lại, cấp đổi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ
- Điều 50. Thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ
- Điều 51. Lưu trữ hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ
- Điều 52. Nội dung, thời điểm đăng tải thông tin của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ