Chương 1 Nghị định 26/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
Nghị định này quy định chi tiết về chữ ký số và chứng thực số; việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong giao dịch điện tử.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Chứng thư số" là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp.
2. "Chứng thư số nước ngoài" là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài cấp.
3. “Chứng thư số có hiệu lực” là chứng thư số chưa hết hạn, không bị tạm dừng hoặc bị thu hồi.
4. "Chữ ký số" là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng theo đó người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khoá công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai trong cùng một cặp khóa;
b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
5. “Chữ ký số nước ngoài” là chữ ký số do thuê bao sử dụng chứng thư số nước ngoài tạo ra.
6. “Dịch vụ chứng thực chữ ký số” là một loại hình dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp. Dịch vụ chứng thực chữ ký số bao gồm:
a) Tạo cặp khóa bao gồm khóa công khai và khóa bí mật cho thuê bao;
b) Cấp, gia hạn, tạm dừng, phục hồi và thu hồi chứng thư số của thuê bao;
c) Duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số;
d) Những dịch vụ khác có liên quan theo quy định.
7. “Hệ thống mật mã không đối xứng” là hệ thống mật mã có khả năng tạo được cặp khóa bao gồm khoá bí mật và khoá công khai.
8. “Khoá” là một chuỗi các số nhị phân (0 và 1) dùng trong các hệ thống mật mã.
9. “Khóa bí mật” là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được dùng để tạo chữ ký số.
10. “Khóa công khai” là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khoá bí mật tương ứng trong cặp khoá.
11. “Ký số” là việc đưa khóa bí mật vào một chương trình phần mềm để tự động tạo và gắn chữ ký số vào thông điệp dữ liệu.
12. “Người ký” là thuê bao dùng đúng khoá bí mật của mình để ký số vào một thông điệp dữ liệu dưới tên của mình.
13. “Người nhận” là tổ chức, cá nhân nhận được thông điệp dữ liệu được ký số bởi người ký, sử dụng chứng thư số của người ký đó để kiểm tra chữ ký số trong thông điệp dữ liệu nhận được và tiến hành các hoạt động, giao dịch có liên quan.
14. “Thuê bao” là tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư số, chấp nhận chứng thư số và giữ khoá bí mật tương ứng với khoá công khai ghi trên chứng thư số được cấp đó.
15. “Tạm dừng chứng thư số” là làm mất hiệu lực của chứng thư số một cách tạm thời từ một thời điểm xác định.
16. “Thu hồi chứng thư số” là làm mất hiệu lực của chứng thư số một cách vĩnh viễn từ một thời điểm xác định.
Điều 4. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số bao gồm:
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng. Hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là hoạt động nhằm mục đích kinh doanh.
2. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có cùng tính chất hoạt động hoặc mục đích công việc và được liên kết với nhau thông qua điều lệ hoạt động hoặc văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ cấu tổ chức chung hoặc hình thức liên kết, hoạt động chung. Hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng là hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu giao dịch nội bộ và không nhằm mục đích kinh doanh.
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia (Root Certification Authority) là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia là duy nhất.
Điều 5. Chính sách phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký số
1. Nhà nước khuyến khích việc sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội để thúc đẩy việc trao đổi thông tin và các giao dịch qua mạng nhằm nâng cao năng suất lao động; mở rộng các hoạt động thương mại; hỗ trợ cải cách hành chính, tăng tiện ích xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm an ninh, quốc phòng.
2. Nhà nước thúc đẩy việc ứng dụng chữ ký số và phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký số thông qua những dự án trọng điểm nhằm nâng cao nhận thức; phổ biến pháp luật; phát triển ứng dụng; tổ chức đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu, hợp tác và chuyển giao công nghệ liên quan đến chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
3. Nhà nước hỗ trợ hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai và các ưu đãi khác.
Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số
a) Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số;
b) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện hợp tác quốc tế về dịch vụ chứng thực chữ ký số;
2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ, các Bộ, ngành khác có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông để thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Bộ Công an chịu trách nhiệm chủ trì trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
4. Ban Cơ yếu Chính phủ thành lập và duy trì hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và sử dụng chữ ký số nhằm chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây rối an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hoạt động buôn lậu hoặc tiến hành các hoạt động khác trái với pháp luật, đạo đức xã hội.
2. Trực tiếp hoặc gián tiếp phá hoại hệ thống cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; cản trở hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số; làm giả hoặc hướng dẫn người khác làm giả chứng thư số.
3. Trộm cắp, gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép khóa bí mật của người khác.
4. Mua bán, chuyển nhượng giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
Nghị định 26/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
- Số hiệu: 26/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/02/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 107 đến số 108
- Ngày hiệu lực: 14/03/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
- Điều 5. Chính sách phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký số
- Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Giá trị pháp lý của chữ ký số
- Điều 9. Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số
- Điều 10. Nội dung của chứng thư số
- Điều 11. Chứng thư số của cơ quan, tổ chức
- Điều 12. Sử dụng chữ ký số và chứng thư số của cơ quan, tổ chức
- Điều 13. Điều kiện hoạt động
- Điều 14. Thời hạn giấy phép
- Điều 15. Điều kiện cấp phép
- Điều 16. Hồ sơ xin cấp phép
- Điều 17. Thẩm tra và cấp giấy phép
- Điều 18. Thay đổi nội dung giấy phép và cấp lại giấy phép
- Điều 19. Gia hạn giấy phép
- Điều 20. Tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép
- Điều 21. Hồ sơ xin cấp chứng thư số
- Điều 22. Tạo khoá và phân phối khoá
- Điều 23. Cấp chứng thư số
- Điều 24. Gia hạn chứng thư số
- Điều 25. Thay đổi cặp khoá
- Điều 26. Tạm dừng chứng thư số
- Điều 27. Thu hồi chứng thư số
- Điều 28. Cấp dấu thời gian
- Điều 29. Nghĩa vụ trong việc lưu trữ và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân xin cấp chứng thư số
- Điều 30. Nghĩa vụ liên quan tới cấp chứng thư số
- Điều 31. Nghĩa vụ liên quan tới gia hạn chứng thư số
- Điều 32. Quyền và nghĩa vụ liên quan tới tạm dừng và khôi phục chứng thư số
- Điều 33. Nghĩa vụ liên quan tới thu hồi chứng thư số
- Điều 34. Nghĩa vụ liên quan tới hoạt động quản lý khoá
- Điều 35. Nghĩa vụ tạm dừng cấp chứng thư số mới
- Điều 36. Nghĩa vụ công khai thông tin
- Điều 37. Nghĩa vụ mua bảo hiểm rủi ro
- Điều 38. Nghĩa vụ liên quan đến việc xin cấp phép và triển khai giấy phép
- Điều 39. Quyền và nghĩa vụ khi bị thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
- Điều 40. Quyền và nghĩa vụ khác
- Điều 41. Quyền và nghĩa vụ thuê bao trong việc cung cấp thông tin
- Điều 42. Tạo, sử dụng và quản lý khoá
- Điều 43. Nghĩa vụ pháp lý
- Điều 45. Điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng
- Điều 46. Quy trình, thủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng
- Điều 48. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số
- Điều 49. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số
- Điều 50. Thẩm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số
- Điều 51. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số
- Điều 52. Công nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngoài
- Điều 53. Hồ sơ cấp giấy công nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngoài
- Điều 54. Thẩm tra hồ sơ và cấp giấy công nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngoài
- Điều 55. Hoạt động cung cấp dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài
- Điều 56. Thành lập tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia
- Điều 57. Hoạt động cung cấp dịch vụ, quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia
- Điều 61. Thanh tra, kiểm tra
- Điều 62. Vi phạm các quy tắc về điều kiện hoạt động
- Điều 63. Vi phạm các quy định về an toàn, an ninh
- Điều 64. Vi phạm các quy định về quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng
- Điều 65. Vi phạm các quy định về giá cước, phí, lệ phí
- Điều 66. Vi phạm các quy định về cung cấp dịch vụ
- Điều 67. Vi phạm các quy định về sử dụng dịch vụ
- Điều 68. Vi phạm các quy định về chế độ báo cáo, cung cấp thông tin và thanh tra, kiểm tra
- Điều 69. Xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả
- Điều 70. Thẩm quyền xử phạt
- Điều 71. Nguyên tắc, thời hiệu, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ
- Điều 72. Truy cứu trách nhiệm hình sự