Hệ thống pháp luật

Chương 3 Nghị định 20/2002/NĐ-CP về việc ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chương 3:

THỰC HIỆN THỎA THUẬN QUỐC TẾ

Điều 9. Hiệu lực của thoả thuận quốc tế

1. Thoả thuận quốc tế có hiệu lực theo quy định nêu trong văn bản thoả thuận đó.

2. Trong trường hợp tại văn bản thoả thuận không có quy định về hiệu lực, thoả thuận sẽ có hiệu lực theo điều kiện được thống nhất giữa các bên ký kết.

Điều 10. Quản lý, lưu trữ thoả thuận quốc tế

Tỉnh, thành và tổ chức có trách nhiệm quản lý, lưu trữ bản gốc các thoả thuận quốc tế.

Điều 11. Sao lục thoả thuận quốc tế

1. Tỉnh, thành có trách nhiệm sao lục các thỏa thuận quốc tế mà mình đã ký kết gửi Chính phủ để báo cáo và gửi các Bộ, ngành hữu quan để phối hợp.

2. Tổ chức có trách nhiệm sao lục các thỏa thuận quốc tế mà mình đã ký kết gửi cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại để báo cáo và gửi các Bộ, ngành hữu quan để phối hợp.

3. Trong trường hợp thoả thuận quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài, tỉnh, thành và tổ chức có trách nhiệm gửi kèm theo bản dịch tiếng Việt của thoả thuận đó.

Điều 12. Sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế

1. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế được thực hiện như các quy định tại Nghị định này đối với thẩm quyền, trình tự và thủ tục ký kết thoả thuận quốc tế.

2. Cơ quan đã quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế nêu trong Điều 4 và Điều 7 Nghị định này, có quyền quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế đó.

3. Văn bản lấy ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan đối với việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế gồm những nội dung sau :

a) Yêu cầu, mục đích và hiệu quả của việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế; nội dung của những sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn;

b) Cơ sở pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế;

Văn bản đề nghị về sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế phải được kèm theo bản sao của thoả thuận quốc tế đó.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các Bộ, ngành được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

5. Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại quyết định việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế gồm những nội dung quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này, ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan nêu tại khoản 4 Điều này và kèm theo bản sao của thoả thuận quốc tế đó.

6. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại, tỉnh, thành hoặc tổ chức thông báo cho các bên ký kết nước ngoài về việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế đó và tiến hành các thủ tục cần thiết có liên quan.

Điều 13. Đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế

1. Thoả thuận quốc tế có thể bị đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ trong các trường hợp sau:

a) Theo quy định của chính thoả thuận đó;

b) Khi có sự vi phạm các nguyên tắc ký kết được nêu tại Điều 3 Nghị định này hoặc có sự vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận quốc tế của bên ký kết nước ngoài.

2. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục liên quan đến việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế được thực hiện như các quy định tại Nghị định này đối với thẩm quyền, trình tự và thủ tục ký kết thoả thuận quốc tế.

3. Cơ quan đã quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế nêu trong Điều 4 và Điều 7 Nghị định này, có quyền quyết định đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế đó.

4. Văn bản lấy ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan đối với việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế gồm những nội dung sau :

a) Lý do, cơ sở pháp lý của việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế;

b) Hệ quả pháp lý của việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế;

Văn bản đề nghị đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế phải được kèm theo bản sao của thoả thuận quốc tế đó.

5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các Bộ, ngành được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

6. Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại quyết định việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế gồm những nội dung quy định tại các điểm a và b khoản 4 Điều này, ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan nêu tại khoản 5 Điều này và kèm theo bản sao của thoả thuận quốc tế đó.

7. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại, tỉnh, thành hoặc tổ chức thông báo cho bên ký kết nước ngoài về việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế đó và tiến hành các thủ tục cần thiết có liên quan.

Nghị định 20/2002/NĐ-CP về việc ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  • Số hiệu: 20/2002/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 20/02/2002
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Phan Văn Khải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 13
  • Ngày hiệu lực: 07/03/2002
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH