Hệ thống pháp luật

Chương 2 Nghị định 20/2002/NĐ-CP về việc ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chương 2:

THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC KÝ KẾT THOẢ THUẬN QUỐC TẾ

Điều 4. Thẩm quyền quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế của tỉnh, thành

1. Tỉnh, thành quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế với đơn vị hành chính tương đương hoặc tổ chức nước ngoài có quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình được quy định tại Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ở mỗi cấp ngày 03 tháng 7 năm 1996, theo trình tự và thủ tục quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Tỉnh, thành phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế không được quy định tại khoản 1 Điều này, theo trình tự và thủ tục quy định tại Điều 6 Nghị định này.

Điều 5. Trình tự và thủ tục tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của tỉnh, thành

1. Trước khi tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, tỉnh, thành phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác.

2. Văn bản lấy ý kiến gồm những nội dung sau :

a) Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thoả thuận quốc tế, nội dung cơ bản của thoả thuận quốc tế, dự thảo thoả thuận quốc tế bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài có bản dịch tiếng Việt kèm theo;

b) Đánh giá tác động của thoả thuận quốc tế dự định ký kết về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, tài chính và các tác động khác.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các Bộ, ngành được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Trường hợp cần có thêm thời gian để thẩm định về bên ký kết nước ngoài, các Bộ, ngành phải thông báo bằng văn bản cho tỉnh, thành.

4. Tỉnh, thành tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác.

Điều 6. Trình tự và thủ tục tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định

1. Trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này, tỉnh, thành phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

2. Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ gồm những nội dung sau :

a) Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thoả thuận quốc tế, nội dung cơ bản của thoả thuận quốc tế, dự thảo thoả thuận quốc tế bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài có bản dịch tiếng Việt kèm theo;

b) Đánh giá tác động của thoả thuận quốc tế dự định ký kết về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, tài chính và các tác động khác;

c) Ý kiến góp ý bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin phép, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến bằng văn bản về việc cho phép hay không cho phép ký kết thoả thuận quốc tế đó.

4. Tỉnh, thành chỉ được tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này, sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 7. Thẩm quyền quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế của tổ chức

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, tổ chức trình cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của tổ chức đó quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế với tổ chức nước ngoài có quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam, theo trình tự và thủ tục quy định tại Điều 8 Nghị định này.

Điều 8. Trình tự và thủ tục tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế của tổ chức

1. Trước khi trình cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế quy định tại Điều 7 Nghị định này, tổ chức phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác.

2. Văn bản lấy ý kiến Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác gồm những nội dung sau:

a) Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thoả thuận quốc tế, nội dung cơ bản của thoả thuận quốc tế, dự thảo thoả thuận quốc tế bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài có bản dịch tiếng Việt kèm theo;

b) Đánh giá tác động của thoả thuận quốc tế dự định ký kết về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, tài chính và các tác động khác.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các Bộ, ngành được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Trường hợp cần có thêm thời gian để thẩm định về đối tác nước ngoài, cơ quan được hỏi ý kiến phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức.

4. Sau khi có ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành nêu tại khoản 3 Điều này, tổ chức trình cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của mình văn bản xin ý kiến quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế với những nội dung sau :

a) Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thoả thuận quốc tế, nội dung cơ bản của thoả thuận quốc tế, dự thảo thoả thuận quốc tế bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài có bản dịch tiếng Việt kèm theo;

b) Đánh giá tác động của thoả thuận quốc tế dự định ký kết về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, tài chính và các tác động khác;

c) ý kiến góp ý bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác.

5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin phép, cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại ra quyết định cho phép hoặc không cho phép ký kết thoả thuận quốc tế nêu tại Điều 7 Nghị định này.

6. Tổ chức chỉ được tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của tổ chức đó.

Nghị định 20/2002/NĐ-CP về việc ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  • Số hiệu: 20/2002/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 20/02/2002
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Phan Văn Khải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 13
  • Ngày hiệu lực: 07/03/2002
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH