Điều 52 Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí
Điều 52. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngoài trách nhiệm cụ thể được quy định tại các Điều, Khoản nêu trên, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có trách nhiệm:
1. Bộ Công Thương:
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh khí trong phạm vi toàn quốc trong việc tuân thủ các Điều kiện kinh doanh, thiết lập hệ thống phân phối theo quy định, quy định về an toàn, vệ sinh và lao động; kiểm tra việc cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh khí theo đúng các quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan khác.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành Quy chuẩn an toàn kỹ thuật về trạm nạp, trạm cấp các loại khí, các thiết bị phụ trợ dùng LPG bao gồm: Bếp LPG, ống dẫn LPG, van chai LPG, van Điều áp LPG; các thiết bị phụ trợ dùng CNG.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo lường, chất lượng đối với các loại khí, quy định thực hiện thống nhất trong cả nước; quản lý, thanh tra, kiểm tra về đo lường, chất lượng khí sản xuất, chế biến, nhập khẩu, pha chế, giao nhận, vận chuyển và lưu thông trên thị trường.
b) Tổ chức chỉ đạo thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn các phương tiện, thiết bị đo lường trong kinh doanh khí theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường.
c) Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng khí lần đầu đưa ra lưu thông trên thị trường của thương nhân sản xuất, chế biến khí.
3. Bộ Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương thanh tra, kiểm tra, giám sát thương nhân kinh doanh khí đầu mối tuân thủ các quy định pháp luật về giá.
b) Quy định thống nhất mức tiền ký cược, thời hạn khấu hao phù hợp với từng loại chai LPG.
c) Quy định và hướng dẫn phương pháp định giá khí theo quy định của pháp luật về giá.
4. Bộ Giao thông vận tải:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về cảng xuất nhập, phương tiện vận chuyển các loại khí.
5. Bộ Xây dựng:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xây dựng các công trình phục vụ kinh doanh các loại khí theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
6. Bộ Công an:
a) Có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh khí trong phạm vi cả nước. Chỉ đạo hướng dẫn lực lượng Công an các cấp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về an ninh, trật tự và phòng cháy, chữa cháy của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khí theo quy định hiện hành.
b) Kiểm tra, giám sát thương nhân kinh doanh dịch vụ vận chuyển khí về việc tuân thủ các Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 40,
c) Tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên cơ sở sản xuất, kinh doanh khí về công tác phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chỉ đạo và thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động đối với cơ sở kinh doanh khí theo quy định của pháp luật hiện hành.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất, kinh doanh khí tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường.
9. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra các Cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương nhân hoạt động tại địa bàn thuộc địa phương về đo lường, chất lượng các loại khí lưu thông trên thị trường; phòng cháy và chữa cháy; an toàn môi trường theo quy định của pháp luật; chống gian lận thương mại, bảo đảm ổn định thị trường.
b) Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước tại địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện: Phân cấp cho Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho cửa hàng bán LPG chai trên cơ sở bảo đảm khả năng thẩm tra, đánh giá các quy định về Điều kiện đối với cửa hàng bán LPG chai; xây dựng lộ trình chuyển đổi cửa hàng bán LPG chai sang cửa hàng chuyên kinh doanh LPG chai.
Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí
- Số hiệu: 19/2016/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/03/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 263 đến số 264
- Ngày hiệu lực: 15/05/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng Điều ước quốc tế và pháp luật có liên quan
- Điều 5. Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí
- Điều 6. An toàn, phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường
- Điều 7. Điều kiện đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí
- Điều 8. Điều kiện đối với thương nhân sản xuất, chế biến khí
- Điều 9. Điều kiện đối với thương nhân phân phối khí
- Điều 10. Điều kiện thực hiện pha chế khí
- Điều 11. Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh LPG
- Điều 12. Điều kiện đối với đại lý kinh doanh LPG
- Điều 13. Điều kiện đối với cửa hàng bán LPG chai
- Điều 14. Điều kiện trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải, trạm cấp LPG
- Điều 15. Điều kiện trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải, trạm cấp LNG
- Điều 16. Điều kiện trạm nạp CNG vào phương tiện vận tải, trạm cấp CNG
- Điều 17. Điều kiện chai LPG lưu thông trên thị trường
- Điều 18. Điều kiện LPG chai lưu thông trên thị trường
- Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG
- Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất, chế biến LPG
- Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối LPG
- Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của tổng đại lý kinh doanh LPG
- Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của đại lý kinh doanh LPG
- Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân chủ sở hữu cửa hàng bán LPG chai
- Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân chủ sở hữu trạm nạp LPG vào chai
- Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân chủ sở hữu trạm cấp LPG
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân chủ sở hữu trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải
- Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG
- Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất, chế biến LNG
- Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối LNG
- Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân chủ sở hữu trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải
- Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân chủ sở hữu trạm cấp LNG
- Điều 33. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu CNG
- Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất, chế biến CNG
- Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối CNG
- Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân chủ sở hữu trạm nạp CNG vào phương tiện vận tải
- Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân chủ sở hữu trạm cấp CNG
- Điều 38. Điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất nhập khí
- Điều 39. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất nhập khí
- Điều 40. Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển khí
- Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ vận chuyển khí
- Điều 42. Các loại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh khí
- Điều 43. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện
- Điều 44. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện
- Điều 45. Cấp lại, Điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện
- Điều 46. Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh khí
- Điều 47. Công khai, minh bạch hoạt động kinh doanh khí
- Điều 48. Kinh doanh tạm nhập tái xuất khí, xuất khẩu khí, chuyển khẩu khí, quá cảnh khí
- Điều 49. Dự trữ lưu thông khí
- Điều 50. Giá bán khí
- Điều 51. Quản lý đo lường, chất lượng khí
- Điều 52. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương