Điều 8 Nghị định 173/2004/NĐ-CP về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự
Điều 8. Xác minh điều kiện thi hành án
1. Cơ quan thi hành án có trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành của người phải thi hành án. Chính quyền địa phương, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan phải tạo điều kiện, cung cấp các thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật cho cơ quan thi hành án trong việc xác minh điều kiện thi hành án của đương sự.
Nếu người phải thi hành án không có tài sản để thi hành thì phải làm đơn trình bày, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức nơi công tác, nơi quản lý thu nhập về việc người đó không có tài sản để thi hành án. Người được thi hành án có quyền chứng minh việc người phải thi hành án có tài sản để thi hành án.
2. Người phải thi hành án được coi là chưa có điều kiện thi hành nghĩa vụ về tài sản trong những trường hợp sau đây:
a) Không có thu nhập hoặc mức thu nhập thấp, chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và gia đình; không có tài sản tại thời điểm xác minh hoặc tuy có tài sản nhưng tài sản có giá trị nhỏ, không đủ hoặc chỉ đủ để chi phí về thi hành án, tài sản mà theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc tài sản không bán được, tài sản chung chưa được phân chia hoặc vì lý do khách quan khác nên không xử lý được để thi hành án;
b) Người phải thi hành án bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra.
3. Người phải thi hành án được coi là chưa có điều kiện thi hành nghĩa vụ mà theo bản án, quyết định họ phải tự mình thực hiện nếu đang ốm nặng hay vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện được nghĩa vụ đó.
Nghị định 173/2004/NĐ-CP về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự
- Số hiệu: 173/2004/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/09/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 21/10/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án
- Điều 4. Hỗ trợ tài chính để thi hành án
- Điều 5. Thoả thuận về thi hành án
- Điều 6. Đơn yêu cầu thi hành án
- Điều 7. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
- Điều 8. Xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 9. Nhận bản án, quyết định; nhận đơn yêu cầu thi hành án
- Điều 10. Ra quyết định thi hành án
- Điều 11. Nguyên tắc ủy thác thi hành án
- Điều 12. Thẩm quyền ra quyết định ủy thác thi hành án
- Điều 13. Thủ tục ủy thác thi hành án
- Điều 14. Hoãn thi hành án
- Điều 15. Tạm đình chỉ thi hành án
- Điều 16. Đình chỉ thi hành án
- Điều 17. Xử lý tài sản tịch thu
- Điều 18. Miễn, giảm thi hành án đối với các khoản án phí, tiền phạt
- Điều 19. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
- Điều 20. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
- Điều 21. Kê biên, giao tài sản
- Điều 22. Tài sản không được kê biên
- Điều 23. Định giá tài sản
- Điều 24. Định giá lại tài sản
- Điều 25. Bảo quản tài sản thi hành án
- Điều 26. Bán tài sản kê biên
- Điều 27. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án
- Điều 28. Chi phí cưỡng chế thi hành án
- Điều 29. Đối tượng chịu phí; cơ quan thu phí thi hành án; mức phí, việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thi hành án
- Điều 30. Miễn, giảm phí thi hành án
- Điều 31. Khiếu nại về phí thi hành án