Điều 26 Nghị định 173/2004/NĐ-CP về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự
1. Đối với loại tài sản kê biên quy định tại khoản 1 Điều 47 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự thì trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày định giá, cơ quan thi hành án phải làm thủ tục ký hợp đồng ủy quyền cho tổ chức bán đấu giá để bán tài sản.
Trong trường hợp ở địa phương chưa thành lập tổ chức bán đấu giá tài sản hoặc đối với những nơi xa trung tâm, điều kiện đi lại khó khăn thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án xem xét, quyết định việc cơ quan thi hành án tổ chức bán đấu giá tài sản để thi hành án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Thủ tục bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.
2. Đối với tài sản có giá trị từ năm trăm ngàn đồng trở xuống hoặc tài sản mau hỏng theo quy định tại khoản 2 Điều 47 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên tổ chức bán, có sự chứng kiến của người làm chứng mà không cần thông qua thủ tục bán đấu giá.
Đối với tài sản tươi sống, mau hỏng, nếu không có ai trả giá cao hơn thì Chấp hành viên bán tài sản theo giá đã định hay giá do các bên đương sự thoả thuận. Nếu tài sản đó không bán được, để tránh hư hỏng, Chấp hành viên có thể bán với giá thấp hơn giá do đương sự thoả thuận hay giá đã định. Trong trường hợp vẫn không bán được thì Chấp hành viên trả lại tài sản đó cho người phải thi hành án. Nếu người phải thi hành án không nhận lại tài sản mà tài sản bị hư hỏng, không còn giá trị thì Chấp hành viên tổ chức tiêu hủy theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự.
3. Những người sau đây không được tham gia mua tài sản bán để thi hành án:
a) Người đã trực tiếp xét xử vụ án có tài sản được đưa ra bán đấu giá, thành viên Hội đồng định giá, Chấp hành viên, công chức trực tiếp thi hành vụ việc, Thủ trưởng cơ quan thi hành án nơi thi hành vụ việc và cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người đó;
b) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về bán đấu giá tài sản do tổ chức bán đấu giá tài sản bán được thực hiện theo quy định của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về bán tài sản do cơ quan thi hành án tổ chức bán thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự về giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án.
Nghị định 173/2004/NĐ-CP về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự
- Số hiệu: 173/2004/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/09/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 21/10/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án
- Điều 4. Hỗ trợ tài chính để thi hành án
- Điều 5. Thoả thuận về thi hành án
- Điều 6. Đơn yêu cầu thi hành án
- Điều 7. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
- Điều 8. Xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 9. Nhận bản án, quyết định; nhận đơn yêu cầu thi hành án
- Điều 10. Ra quyết định thi hành án
- Điều 11. Nguyên tắc ủy thác thi hành án
- Điều 12. Thẩm quyền ra quyết định ủy thác thi hành án
- Điều 13. Thủ tục ủy thác thi hành án
- Điều 14. Hoãn thi hành án
- Điều 15. Tạm đình chỉ thi hành án
- Điều 16. Đình chỉ thi hành án
- Điều 17. Xử lý tài sản tịch thu
- Điều 18. Miễn, giảm thi hành án đối với các khoản án phí, tiền phạt
- Điều 19. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
- Điều 20. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
- Điều 21. Kê biên, giao tài sản
- Điều 22. Tài sản không được kê biên
- Điều 23. Định giá tài sản
- Điều 24. Định giá lại tài sản
- Điều 25. Bảo quản tài sản thi hành án
- Điều 26. Bán tài sản kê biên
- Điều 27. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án
- Điều 28. Chi phí cưỡng chế thi hành án
- Điều 29. Đối tượng chịu phí; cơ quan thu phí thi hành án; mức phí, việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thi hành án
- Điều 30. Miễn, giảm phí thi hành án
- Điều 31. Khiếu nại về phí thi hành án