Điều 24 Nghị định 173/2004/NĐ-CP về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự
Việc định giá lại tài sản theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều 43 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự được thực hiện như sau:
1. Việc định giá tài sản bị coi là vi phạm thủ tục nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hội đồng định giá không đúng thành phần theo quy định;
b) Các đương sự không được thông báo hợp lệ để tham gia vào việc định giá tài sản;
c) Áp dụng không đúng các quy định về giá tài sản trong trường hợp tài sản do nhà nước thống nhất quản lý về giá;
d) Có sai sót nghiêm trọng trong việc phân loại, xác định phần trăm giá trị của tài sản;
đ) Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Tài sản kê biên được xem là có biến động lớn về giá trong các trường hợp sau đây:
a) Giá tài sản biến động từ 20% trở lên đối với tài sản có giá trị dưới một trăm triệu đồng;
b) Giá tài sản biến động từ 10% trở lên đối với tài sản có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;
c) Giá tài sản biến động từ 5% trở lên đối với tài sản có giá trị từ một tỷ đồng trở lên.
3. Các đương sự có quyền đề nghị cơ quan thi hành án xem xét lại giá khi có biến động về giá trước khi có thông báo công khai đối với tài sản được bán đấu giá. Cơ quan thi hành án căn cứ vào giá thị trường, giá do cơ quan quản lý giá cung cấp để xác định có biến động về giá hay không và quyết định việc tổ chức định giá lại.
Nghị định 173/2004/NĐ-CP về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự
- Số hiệu: 173/2004/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/09/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 21/10/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án
- Điều 4. Hỗ trợ tài chính để thi hành án
- Điều 5. Thoả thuận về thi hành án
- Điều 6. Đơn yêu cầu thi hành án
- Điều 7. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
- Điều 8. Xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 9. Nhận bản án, quyết định; nhận đơn yêu cầu thi hành án
- Điều 10. Ra quyết định thi hành án
- Điều 11. Nguyên tắc ủy thác thi hành án
- Điều 12. Thẩm quyền ra quyết định ủy thác thi hành án
- Điều 13. Thủ tục ủy thác thi hành án
- Điều 14. Hoãn thi hành án
- Điều 15. Tạm đình chỉ thi hành án
- Điều 16. Đình chỉ thi hành án
- Điều 17. Xử lý tài sản tịch thu
- Điều 18. Miễn, giảm thi hành án đối với các khoản án phí, tiền phạt
- Điều 19. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
- Điều 20. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
- Điều 21. Kê biên, giao tài sản
- Điều 22. Tài sản không được kê biên
- Điều 23. Định giá tài sản
- Điều 24. Định giá lại tài sản
- Điều 25. Bảo quản tài sản thi hành án
- Điều 26. Bán tài sản kê biên
- Điều 27. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án
- Điều 28. Chi phí cưỡng chế thi hành án
- Điều 29. Đối tượng chịu phí; cơ quan thu phí thi hành án; mức phí, việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thi hành án
- Điều 30. Miễn, giảm phí thi hành án
- Điều 31. Khiếu nại về phí thi hành án