Điều 7 Nghị định 173/2004/NĐ-CP về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự
Điều 7. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
1. Thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự được tính từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trường hợp bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay thì thời hiệu vẫn được tính từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Thời hiệu yêu cầu thi hành án chỉ áp dụng đối với trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu.
Ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án của đương sự được tính từ ngày ghi ở dấu bưu điện (nếu đơn được gửi qua đường bưu điện), ngày đương sự nộp tại cơ quan thi hành án (nếu đương sự trực tiếp nộp tại cơ quan thi hành án) hoặc ngày đương sự trực tiếp trình bày yêu cầu thi hành án bằng lời nói tại cơ quan thi hành án.
2. Những trường hợp sau đây được coi là sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn:
a) Người được thi hành án, người phải thi hành án không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ;
b) Người được thi hành án, người phải thi hành án do yêu cầu công tác, chữa bệnh, thiên tai, hoả hoạn hay do trở ngại khách quan khác mà không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn;
c) Người được thi hành án, người phải thi hành án chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hoá mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật;
d) Do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan khác dẫn đến việc người được thi hành án không thể yêu cầu đúng hạn.
Người được thi hành án phải làm đơn kèm theo các tài liệu chứng minh lý do không yêu cầu thi hành án đúng hạn đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án xem xét khôi phục thời hiệu thi hành án. Đơn đề nghị khôi phục thời hiệu phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc xác nhận của cơ quan y tế cấp huyện trở lên (đối với trường hợp ốm đau) hoặc cơ quan có thẩm quyền khác về việc vắng mặt không yêu cầu thi hành án đúng hạn.
Người phải thi hành án có quyền chứng minh thời hiệu yêu cầu thi hành án đã hết.
Nghị định 173/2004/NĐ-CP về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự
- Số hiệu: 173/2004/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/09/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 21/10/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án
- Điều 4. Hỗ trợ tài chính để thi hành án
- Điều 5. Thoả thuận về thi hành án
- Điều 6. Đơn yêu cầu thi hành án
- Điều 7. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
- Điều 8. Xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 9. Nhận bản án, quyết định; nhận đơn yêu cầu thi hành án
- Điều 10. Ra quyết định thi hành án
- Điều 11. Nguyên tắc ủy thác thi hành án
- Điều 12. Thẩm quyền ra quyết định ủy thác thi hành án
- Điều 13. Thủ tục ủy thác thi hành án
- Điều 14. Hoãn thi hành án
- Điều 15. Tạm đình chỉ thi hành án
- Điều 16. Đình chỉ thi hành án
- Điều 17. Xử lý tài sản tịch thu
- Điều 18. Miễn, giảm thi hành án đối với các khoản án phí, tiền phạt
- Điều 19. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
- Điều 20. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
- Điều 21. Kê biên, giao tài sản
- Điều 22. Tài sản không được kê biên
- Điều 23. Định giá tài sản
- Điều 24. Định giá lại tài sản
- Điều 25. Bảo quản tài sản thi hành án
- Điều 26. Bán tài sản kê biên
- Điều 27. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án
- Điều 28. Chi phí cưỡng chế thi hành án
- Điều 29. Đối tượng chịu phí; cơ quan thu phí thi hành án; mức phí, việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thi hành án
- Điều 30. Miễn, giảm phí thi hành án
- Điều 31. Khiếu nại về phí thi hành án