Chương 5 Nghị định 148/2007/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH, ĐỔI TÊN; TẠM ĐÌNH CHỈ VÀ GIẢI THỂ QUỸ
Điều 26. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách; đổi tên quỹ
Việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách; đổi tên quỹ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, Nghị định này và các quy định của pháp luật khác liên quan.
Điều 27. Tạm đình chỉ hoạt động quỹ
1. Quỹ bị tạm đình chỉ hoạt động 6 (sáu) tháng, khi vi phạm một trong những quy định sau:
a) Hoạt động sai mục đích, không đúng Điều lệ của quỹ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
b) Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, công khai tài chính;
c) Tổ chức quản lý và điều hành quỹ sai quy định của pháp luật;
d) Sử dụng sai các khoản tài trợ có mục đích của các tổ chức, cá nhân tài trợ cho quỹ;
đ) Tổ chức vận động tài trợ không đúng với mục đích được quy định trong Điều lệ.
2. Đối với các vi phạm nêu tại khoản 1 Điều này, ngoài việc bị tạm đình chỉ hoạt động, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, quỹ có thể bị xử phạt hành chính bổ sung, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Tuỳ theo mức độ vi phạm, những người có trách nhiệm quản lý quỹ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ khắc phục được vi phạm trong thời hạn tạm đình chỉ 6 (sáu) tháng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cho phép hoạt động trở lại; trường hợp quỹ không khắc phục được vi phạm, thời hạn tạm đình chỉ hoạt động kéo dài thêm 6 (sáu) tháng. Quá thời hạn trên, quỹ không khắc phục được sai phạm sẽ bị giải thể.
Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ quyết định tạm đình chỉ, cho phép quỹ hoạt động trở lại, xử phạt hành chính, chuyển hồ sơ và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
1. Quỹ có thể tự giải thể hoặc bị giải thể.
2. Quỹ tự giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động theo quy định của Điều lệ quỹ;
b) Mục tiêu hoạt động của quỹ đã hoàn thành;
c) Không còn khả năng về tài sản, tài chính để quỹ hoạt động.
3. Quỹ bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Không hoạt động liên tục trong 12 tháng; không có báo cáo về tổ chức, hoạt động và tài chính trong 2 (hai) năm liên tục;
b) Không tuân thủ các quy định khi xin phép thành lập hoặc tự sửa đổi giấy phép hoặc sau 12 tháng kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ, sáng lập viên không nộp đủ tài sản như đã cam kết làm cho quỹ không có khả năng về tài chính, tài sản để hoạt động;
c) Giả mạo về thông tin kế toán, số tài khoản đăng ký; không đạt mức giải ngân quy định tại Nghị định này; không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Quá thời hạn tạm đình chỉ, quỹ không khắc phục được vi phạm, giấy phép thành lập quỹ hết hiệu lực;
đ) Vi phạm một trong các khoản quy định tại
e) Không tự giải thể theo những quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Bộ Nội vụ quy định trình tự, thủ tục giải thể quỹ.
Điều 29. Xử lý tài sản khi giải thể quỹ
Tài sản của quỹ, sau khi thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể, toàn bộ số tài sản còn lại của quỹ được nộp vào ngân sách Trung ương (đối với quỹ do Bộ Nội vụ cho phép thành lập), nộp vào ngân sách địa phương (đối với quỹ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập). Nghiêm cấm phân tán tài sản của quỹ.
Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể quỹ; đổi tên quỹ; tạm đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép thành lập; con dấu và giải quyết khiếu nại, tố cáo về quỹ theo quy định của pháp luật.
1. Hội đồng quản lý quỹ có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể; đổi tên quỹ.
2. Việc xử lý tài sản, tài chính trong việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể quỹ được thực hiện theo Điều lệ quỹ và quy định của pháp luật.
Quỹ có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Trường hợp khiếu nại về quyết định tạm đình chỉ hoạt động, giải thể quỹ, thu hồi giấy phép thành lập, con dấu, trong thời gian chờ giải quyết, quỹ không được hoạt động.
Nghị định 148/2007/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
- Số hiệu: 148/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/09/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 702 đến số 703
- Ngày hiệu lực: 21/10/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Mục đích tổ chức, hoạt động của quỹ
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính của quỹ
- Điều 5. Chính sách của nhà nước đối với quỹ
- Điều 6. Tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tên, biểu tượng và địa chỉ của quỹ
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Sáng lập viên
- Điều 9. Điều kiện thành lập quỹ
- Điều 10. Hồ sơ thành lập quỹ
- Điều 11. Nội dung cơ bản của Điều lệ quỹ
- Điều 12. Điều kiện để quỹ được hoạt động
- Điều 13. Giấy phép thành lập quỹ và công nhận Điều lệ quỹ
- Điều 14. Thẩm quyền cho phép thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể quỹ; đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép thành lập; công nhận Điều lệ quỹ; đổi tên quỹ và giải quyết khiếu nại, tố cáo về quỹ
- Điều 15. Hội đồng quản lý quỹ
- Điều 16. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ
- Điều 17. Giám đốc quỹ
- Điều 18. Ban kiểm soát quỹ
- Điều 19. Tổ chức và thực hiện công tác kế toán, kiểm toán, thống kê
- Điều 20. Thành lập và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của quỹ
- Điều 21. Vận động quyên góp, vận động tài trợ
- Điều 22. Quyền hạn và nghĩa vụ của quỹ
- Điều 23. Quan hệ của quỹ với cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động của quỹ
- Điều 26. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách; đổi tên quỹ
- Điều 27. Tạm đình chỉ hoạt động quỹ
- Điều 28. Giải thể quỹ
- Điều 29. Xử lý tài sản khi giải thể quỹ
- Điều 30. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể quỹ; đổi tên; tạm đình chỉ hoạt động quỹ
- Điều 31. Trách nhiệm của Hội đồng quản lý quỹ trong việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể; đổi tên quỹ
- Điều 32. Khiếu nại, tố cáo