Điều 22 Nghị định 129/2020/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam
Điều 22. Các biện pháp khác để phục hồi doanh nghiệp tái cơ cấu
Doanh nghiệp tái cơ cấu do DATC nắm giữ trên 50% vốn điều lệ có phương án sản xuất kinh doanh, phương án sử dụng vốn khả thi (bao gồm cả nguồn trả nợ) và hiệu quả thì được DATC xem xét hỗ trợ các biện pháp sau đây:
1. Cung cấp tài chính từ nguồn vốn kinh doanh của DATC theo các nguyên tắc sau:
a) DATC quyết định và chịu trách nhiệm về việc cung cấp tài chính cho doanh nghiệp tái cơ cấu, trên cơ sở phương án thu hồi vốn hiệu quả và khả thi;
b) Không cung cấp tài chính đối với các doanh nghiệp tái cơ cấu mà DATC đã có kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của DATC trong năm tài chính. Đối với doanh nghiệp tái cơ cấu đã được DATC cung cấp tài chính, trường hợp DATC có kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của DATC tại doanh nghiệp thì phải có phương án thu hồi khả thi khoản cung cấp tài chính trước khi chuyển nhượng vốn góp;
c) Doanh nghiệp tái cơ cấu phải sử dụng đúng mục đích khoản cung cấp tài chính của DATC, không được sử dụng khoản cung cấp tài chính của DATC để trả nợ cho chính DATC;
d) DATC thông qua Người đại diện để thực hiện giám sát doanh nghiệp tái cơ cấu trong việc sử dụng khoản cung cấp tài chính của DATC theo đúng phương án sử dụng vốn.
2. Bảo lãnh vay vốn tại các tổ chức tín dụng:
DATC thực hiện bảo lãnh theo nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Việc bảo lãnh vay vốn để thực hiện dự án đầu tư phải trên cơ sở thẩm định hiệu quả của dự án đầu tư và phải có cam kết trả nợ đúng hạn đối với khoản vay được bảo lãnh.
Nghị định 129/2020/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam
- Số hiệu: 129/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 27/10/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1031 đến số 1032
- Ngày hiệu lực: 10/12/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Mô hình tổ chức, quản lý của DATC
- Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ của DATC
- Điều 6. Ngành nghề kinh doanh của DATC
- Điều 7. Nguyên tắc hoạt động
- Điều 8. Chủ sở hữu nhà nước đối với DATC
- Điều 9. Quyền của DATC
- Điều 10. Nghĩa vụ của DATC
- Điều 11. Tiếp nhận nợ và tài sản theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 12. Tiếp nhận nợ và tài sản theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Điều 20. Đối tượng và điều kiện tái cơ cấu
- Điều 21. Xử lý tài chính đối với doanh nghiệp tái cơ cấu
- Điều 22. Các biện pháp khác để phục hồi doanh nghiệp tái cơ cấu
- Điều 23. Xử lý thu hồi vốn hình thành từ hoạt động chuyển nợ thành vốn góp
- Điều 27. Vốn hoạt động của DATC
- Điều 28. Doanh thu, thu nhập khác và chi phí
- Điều 29. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
- Điều 30. Tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý doanh nghiệp
- Điều 31. Đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại doanh nghiệp và giám sát tài chính
- Điều 32. Chế độ kế toán, kiểm toán; báo cáo thống kê, kế toán, tài chính và công khai tài chính