Chương 7 Nghị định 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao, hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh, hợp đồng xây dựng – chuyển giao
ƯU ĐÃI VÀ BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ VÀ DOANH NGHIỆP DỰ ÁN
Điều 38. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư
1. Doanh nghiệp BOT và Doanh nghiệp BTO được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật vế thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện Dự án của Doanh nghiệp BOT, Doanh nghiệp BTO và của các nhà thầu quy định tại
3. Doanh nghiệp BOT và Doanh nghiệp BTO được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc được miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian thực hiện Dự án.
4. Ưu đãi đối với Doanh nghiệp BT được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp BT và các nhà thầu theo quy định tại
Thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để thực hiện Dự án khác được áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
b) Doanh nghiệp BT được miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất đối với diện tích được sử dụng để xây dựng Công trình BT trong thời gian xây dựng công trình;
c) Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Dự án khác được áp dụng tùy thuộc vào lĩnh vực và địa bàn đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều 39. Thuế đối với các nhà thầu tham gia thực hiện Dự án
1. Các nhà thầu nước ngoài (nếu có) tham gia thực hiện Dự án nộp các loại thuế và hưởng ưu đãi về miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài.
2. Các nhà thầu Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật về thuế áp dụng đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Điều 40. Bảo lãnh nghĩa vụ của Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án và các doanh nghiệp khác
Trong trường hợp cần thiết và tùy theo tính chất Dự án, Chính phủ chỉ định cơ quan có thẩm quyền bảo lãnh vốn vay, cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm và các nghĩa vụ hợp đồng khác cho Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án hoặc các doanh nghiệp khác tham gia thực hiện Dự án và bảo lãnh nghĩa vụ của các doanh nghiệp nhà nước bán nguyên liệu, mua sản phẩm, dịch vụ của Doanh nghiệp dự án.
Điều 41. Quyền thế chấp tài sản
1. Doanh nghiệp dự án được cầm cố, thế chấp các tài sản và quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
2. Việc cầm cố, thế chấp tài sản của Doanh nghiệp dự án phải được sự chấp thuận của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không làm ảnh hưởng đến mục tiêu, tiến độ và hoạt động của Dự án theo quy định tại Hợp đồng dự án và phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Trong quá trình xây dựng và kinh doanh công trình, Nhà đầu tư hoặc Doanh nghiệp dự án được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối để đáp ứng các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, gồm:
a) Chi trả tiền thuê thiết bị, máy móc từ nước ngoài;
b) Nhập khẩu máy móc, thiết bị và các sản phẩm, dịch vụ khác để thực hiện Dự án;
c) Thanh toán các khoản nợ (gồm cả nợ gốc và lãi) vay nước ngoài;
d) Thanh toán các khoản nợ (gồm cả nợ gốc và lãi) vay ngân hàng bằng ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị và các sản phẩm, dịch vụ khác để thực hiện Dự án;
đ) Chuyển vốn, lợi nhuận, các khoản thanh lý đầu tư, các khoản thanh toán cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và các khoản thu nhập hợp pháp khác ra nước ngoài (áp dụng đối với Nhà đầu tư nước ngoài).
2. Chính phủ bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ cân đối ngoại tệ đối với một số Dự án quan trọng trong lĩnh vực năng lượng, xây dựng công trình giao thông và xử lý chất thải.
Điều 43. Bảo đảm cung cấp các dịch vụ công cộng
1. Doanh nghiệp dự án được sử dụng đất đai, đường giao thông và các công trình phụ trợ khác để thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp có khan hiếm về dịch vụ công ích hoặc có hạn chế về đối tượng được sử dụng công trình công cộng, Doanh nghiệp dự án được ưu tiên cung cấp các dịch vụ hoặc được ưu tiên cấp quyền sử dụng các công trình công cộng để thực hiện Dự án.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm hỗ trợ Doanh nghiệp dự án thực hiện các thủ tục cần thiết để được phép ưu tiên sử dụng dịch vụ và các công trình công cộng.
Điều 44. Giải quyết tranh chấp
1. Tranh chấp giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư hoặc Doanh nghiệp dự án và tranh chấp giữa Doanh nghiệp dự án với các tổ chức kinh tế tham gia thực hiện Dự án trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải các bên có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại tổ chức trọng tài hoặc tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Tranh chấp giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền với Nhà đầu tư nước ngoài hoặc Doanh nghiệp dự án trong quá trình thực hiện Hợp đồng dự án và các hợp đồng bảo lãnh theo quy định tại
3. Tranh chấp giữa Doanh nghiệp dự án với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc với các tổ chức kinh tế Việt Nam và tranh chấp giữa các Nhà đầu tư với nhau được giải quyết theo quy định của Luật Đầu tư.
Điều 45. Bảo đảm về vốn và tài sản
1. Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của Nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
2. Trong trường hợp cần thiết phải trưng mua, trưng dụng tài sản của Nhà đầu tư, Nhà nước bảo đảm thanh toán hoặc bồi thường tài sản và vốn của Nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư hoặc theo các điều kiện khác thỏa thuận tại Hợp đồng dự án.
Nghị định 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao, hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh, hợp đồng xây dựng – chuyển giao
- Số hiệu: 108/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 27/11/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 567 đến số 568
- Ngày hiệu lực: 15/01/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng dự án
- Điều 4. Lĩnh vực đầu tư
- Điều 5. Nguồn vốn thực hiện Dự án
- Điều 6. Sử dụng vốn nhà nước để thực hiện Dự án
- Điều 7. Nhóm công tác liên ngành
- Điều 8. Chi phí chuẩn bị đầu tư và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Điều 9. Xây dựng Danh mục dự án
- Điều 10. Công bố Danh mục dự án
- Điều 11. Dự án do Nhà đầu tư đề xuất
- Điều 12. Lập, phê duyệt Đề xuất dự án và Báo cáo nghiên cứu khả thi
- Điều 13. Đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư
- Điều 14. Chỉ định Nhà đầu tư
- Điều 15. Đàm phán, ký kết Hợp đồng dự án và các hợp đồng liên quan
- Điều 16. Nội dung Hợp đồng dự án
- Điều 17. Quyền tiếp nhận Dự án
- Điều 18. Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng dự án
- Điều 19. Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng dự án
- Điều 20. Thời hạn Hợp đồng dự án
- Điều 21. Chấm dứt Hợp đồng dự án
- Điều 22. Áp dụng pháp luật nước ngoài điều chỉnh quan hệ Hợp đồng dự án và các hợp đồng có liên quan
- Điều 23. Bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng dự án
- Điều 24. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 25. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 26. Nội dung Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 27. Đăng ký kinh doanh, thành lập và tổ chức quản lý của Doanh nghiệp dự án
- Điều 28. Điều kiện triển khai Dự án
- Điều 29. Tổ chức lựa chọn nhà thầu để triển khai Dự án
- Điều 30. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
- Điều 31. Lập thiết kế kỹ thuật, giám sát, quản lý xây dựng Công trình dự án
- Điều 32. Quản lý và kinh doanh công trình
- Điều 33. Giá, phí hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu
- Điều 34. Hỗ trợ thu phí dịch vụ
- Điều 35. Quy định chung về chuyển giao Công trình dự án
- Điều 36. Quyết toán và chuyển giao Công trình BOT
- Điều 37. Chuyển giao Công trình BT và Công trình BTO
- Điều 38. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư
- Điều 39. Thuế đối với các nhà thầu tham gia thực hiện Dự án
- Điều 40. Bảo lãnh nghĩa vụ của Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án và các doanh nghiệp khác
- Điều 41. Quyền thế chấp tài sản
- Điều 42. Quyền mua ngoại tệ
- Điều 43. Bảo đảm cung cấp các dịch vụ công cộng
- Điều 44. Giải quyết tranh chấp
- Điều 45. Bảo đảm về vốn và tài sản