Điều 44 Nghị định 105/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Điều 44. Giám định viên sở hữu trí tuệ
1. Giám định viên sở hữu trí tuệ là người có đủ trình độ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung cần giám định, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, theo lĩnh vực được phân công quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp quy định cụ thể về Chương trình đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về từng lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền.
a) Có trình độ đại học về lĩnh vực hoạt động giám định;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt;
c) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
d) Đạt yêu cầu của kỳ kiểm tra nghiệp vụ nhằm đánh giá kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ, trình độ khoa học kỹ thuật, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn để thực hiện giám định các nội dung liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền liên quan, quyền đối với giống cây trồng.
4. Giám định viên sở hữu trí tuệ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định; thực hiện giám định theo đúng nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, thời hạn giám định; trong trường hợp cần phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết;
b) Từ chối giám định trong trường hợp đối tượng giám định, tài liệu liên quan không đủ hoặc không có giá trị để đưa ra kết luận giám định; người giám định có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng giám định hoặc vụ việc cần giám định hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của kết luận giám định nhưng đồng thời là người đại diện bảo vệ quyền lợi cho một trong các bên liên quan trong vụ việc cần giám định;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp các tài liệu, hiện vật, thông tin liên quan đến đối tượng giám định;
d) Lựa chọn phương pháp cần thiết và phù hợp để tiến hành giám định; sử dụng kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn, ý kiến chuyên gia phục vụ việc giám định;
đ) Lập hồ sơ giám định, có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan trưng cầu giám định; giải thích kết luận giám định khi có yêu cầu;
e) Bảo quản các hiện vật, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định; giữ bí mật về kết quả giám định, các thông tin, tài liệu giám định;
g) Độc lập đưa ra kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình;
h) Bồi thường thiệt hại trong trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức có liên quan;
i) Tuân theo các quy định về trình tự, thủ tục giám định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
Nghị định 105/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
- Số hiệu: 105/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/09/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 11 đến số 12
- Ngày hiệu lực: 21/10/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
- Điều 5. Xác định hành vi xâm phạm
- Điều 6. Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ
- Điều 7. Yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 8. Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế
- Điều 9. Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
- Điều 10. Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
- Điều 11. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
- Điều 12. Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
- Điều 13. Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại
- Điều 14. Yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng
- Điều 15. Căn cứ xác định tính chất và mức độ xâm phạm
- Điều 16. Nguyên tắc xác định thiệt hại
- Điều 17. Tổn thất về tài sản
- Điều 18. Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận
- Điều 19. Tổn thất về cơ hội kinh doanh
- Điều 20. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại
- Điều 21. Thực hiện quyền tự bảo vệ
- Điều 22. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
- Điều 23. Tài liệu, chứng cứ, hiện vật, kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
- Điều 24. Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền
- Điều 25. Chứng cứ chứng minh xâm phạm
- Điều 26. Trách nhiệm của người yêu cầu xử lý xâm phạm
- Điều 27. Nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
- Điều 28. Xác định giá trị hàng hoá vi phạm
- Điều 29. Xử lý hàng hoá xâm phạm
- Điều 30. Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại
- Điều 31. Buộc tiêu huỷ
- Điều 32. Tịch thu
- Điều 33. Các biện pháp hành chính khác và thẩm quyền, thủ tục xử phạt
- Điều 34. Quyền yêu cầu kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ
- Điều 35. Cơ quan hải quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn
- Điều 36. Thủ tục xử lý đơn
- Điều 37. Xử lý hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm
- Điều 38. Thủ tục kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ
- Điều 39. Nội dung và lĩnh vực giám định sở hữu trí tuệ
- Điều 40. Thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ và quyền yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ
- Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của người trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ, người yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ
- Điều 42. Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ
- Điều 43. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định sở hữu trí tuệ
- Điều 44. Giám định viên sở hữu trí tuệ
- Điều 45. Trưng cầu giám định
- Điều 46. Yêu cầu giám định
- Điều 47. Giao, nhận, trả lại đối tượng giám định sở hữu trí tuệ
- Điều 48. Lấy mẫu giám định sở hữu trí tuệ
- Điều 49. Thực hiện giám định sở hữu trí tuệ
- Điều 50. Giám định bổ sung, giám định lại
- Điều 51. Văn bản kết luận giám định
- Điều 52. Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện giám định
- Điều 53. Phí giám định
- Điều 54. Nguyên tắc thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
- Điều 55. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Điều 56. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin
- Điều 57. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 58. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 59. Ban Chỉ đạo quốc gia về sở hữu trí tuệ
- Điều 60. Cơ chế phối hợp