Điều 22 Nghị định 100/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
1. Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
2. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.
3. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.
4. Tác giả chương trình máy tính và các nhà đầu tư sản xuất chương trình máy tính có thể thoả thuận về việc đặt tên và việc phát triển các chương trình máy tính.
Nghị định 100/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
- Số hiệu: 100/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 21/09/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 3 đến số 4
- Ngày hiệu lực: 17/10/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 6. Nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 7. Thẩm quyền quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 8. Tác giả
- Điều 9. Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác
- Điều 10. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
- Điều 13. Tác phẩm sân khấu
- Điều 14. Tác phẩm điện ảnh
- Điều 15. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
- Điều 16. Tác phẩm nhiếp ảnh
- Điều 17. Tác phẩm kiến trúc
- Điều 18. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ
- Điều 19. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu
- Điều 20. Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
- Điều 21. Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
- Điều 22. Quyền nhân thân
- Điều 23. Quyền tài sản
- Điều 24. Trích dẫn hợp lý và nhập khẩu bản sao tác phẩm
- Điều 25. Sao chép tác phẩm
- Điều 26. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
- Điều 27. Chủ sở hữu quyền tác giả
- Điều 28. Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh
- Điều 29. Sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 30. Sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng
- Điều 31. Quyền của người biểu diễn
- Điều 32. Sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
- Điều 33. Trích dẫn hợp lý
- Điều 35. Sử dụng bản ghi âm, ghi hình
- Điều 36. Chủ sở hữu chương trình phát sóng
- Điều 37. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 38. Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả, bản sao bản định hình cuộc biểu diễn, chương trình ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đăng ký quyền liên quan
- Điều 39. Thẩm quyền cấp Giấy Chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy Chứng nhận đăng ký quyền liên quan
- Điều 40. Hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
- Điều 41. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 42. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan