Chương 1 Nghị định 100/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan.
Điều 3: Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan
1. Bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ các quyền của tác giả đối với các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được quy định tại Điều 738 của Bộ luật Dân sự và Điều 18, 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Bảo hộ quyền liên quan là bảo hộ các quyền của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn; các quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình đối với bản ghi âm, ghi hình; các quyền của tổ chức phát sóng đối với chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được quy định tại Điều 745, 746, 747 và Điều 748 của Bộ luật Dân sự và Điều 29, 30 và Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả đã chết.
2. Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không có tên tác giả (tên thật hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố.
3. Bản gốc tác phẩm là bản được tồn tại dưới dạng vật chất mà trên đó việc sáng tạo tác phẩm được định hình lần đầu tiên.
4. Bản sao tác phẩm là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm. Bản sao chụp tác phẩm cũng là bản sao tác phẩm.
5. Định hình là sự biểu hiện bằng chữ viết, các ký tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định để từ đó có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt.
6. Bản ghi âm, ghi hình là bản định hình các âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác, hoặc việc định hình sự tái hiện lại các âm thanh, hình ảnh không phải dưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác.
7. Bản sao bản ghi âm, ghi hình là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ bản ghi âm, ghi hình.
8. Công bố cuộc biểu diễn đã định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình là việc đưa các bản sao của cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình tới công chúng với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền liên quan.
9. Tái phát sóng là việc một tổ chức phát sóng phát sóng đồng thời chương trình phát sóng của một tổ chức phát sóng khác. Tiếp sóng cũng là tái phát sóng.
10. Tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá là tín hiệu mang chương trình được truyền qua vệ tinh dưới dạng mà trong đó các đặc tính âm thanh hoặc các đặc tính hình ảnh, hoặc cả hai đặc tính đó đã được thay đổi nhằm mục đích ngăn cản việc thu trái phép chương trình.
Điều 5: Chính sách của Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan
Chính sách của Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
1. Hỗ trợ tài chính để mua bản quyền cho các cơ quan, tổ chức Nhà nước có nhiệm vụ phổ biến tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có giá trị tư tưởng, khoa học và nghệ thuật phục vụ lợi ích công cộng, nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội.
Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan hướng dẫn lập kế hoạch tài chính (tạo nguồn, quỹ), cơ chế thực hiện việc mua bản quyền.
Bộ Văn hoá - Thông tin duyệt danh mục tác phẩm thuộc diện hỗ trợ mua bản quyền đối với các cơ quan, tổ chức thuộc trung ương; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh duyệt danh mục tác phẩm thuộc diện hỗ trợ mua bản quyền đối với các cơ quan, tổ chức thuộc địa phương.
2. ưu tiên đầu tư, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan từ Trung ương đến địa phương.
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ tự bảo vệ quyền trong hoạt động đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.
3. ưu tiên các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan tới pháp luật, cơ chế, chính sách, ứng dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật và công nghệ về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
4. Tăng cường giáo dục kiến thức về quyền tác giả, quyền liên quan trong hệ thống trường học các cấp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin đưa nội dung giảng dạy về quyền tác giả, quyền liên quan vào chương trình giáo dục Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp.
Điều 6: Nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Bộ Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, pháp luật, cơ chế, chính sách bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;
b. Ban hành, tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các văn bản pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật;
c. Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;
d. Quản lý quyền tác giả đối với tác phẩm (kể cả chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu), quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc về nhà nước theo quy định của pháp luật;
đ. Quy định về việc cung cấp, hợp tác, đặt hàng và đảm bảo quyền tác giả đối với tác phẩm, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;
e. Xây dựng và quản lý bộ máy về quyền tác giả, quyền liên quan; tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về quyền tác giả, quyền liên quan;
g. Quản lý hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan;
h. Cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan và các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;
i. Lập và quản lý Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan;
k. Xuất bản và phát hành Công báo về quyền tác giả, quyền liên quan;
l. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật, cơ chế, chính sách và hoạt động thông tin, thống kê về quyền tác giả, quyền liên quan;
m. Tổ chức, quản lý hoạt động giám định về quyền tác giả, quyền liên quan;
n. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan; giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan;
o. Thực hiện hợp tác quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan.
Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật là cơ quan của Bộ Văn hoá - Thông tin giúp Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tổng hợp thông tin chung về sở hữu trí tuệ, thực hiện các dự án hợp tác quốc tế chung về sở hữu trí tuệ, thực hiện các công việc chung khác theo chỉ đạo của Chính phủ.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin trong việc quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
Điều 7: Thẩm quyền quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a. Tổ chức hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan tại địa phương;
b. Ban hành văn bản theo thẩm quyền để hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật, chế độ chính sách về quyền tác giả, quyền liên quan phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương;
c. Tổ chức các hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tại địa phương; Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân về quyền tác giả, quyền liên quan;
d. Thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo, vi phạm các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan tại địa phương;
đ. Hướng dẫn, tiếp nhận đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo thẩm quyền và quy định pháp luật;
e. Phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan trong hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Sở Văn hoá- Thông tin giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nghị định 100/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
- Số hiệu: 100/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 21/09/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 3 đến số 4
- Ngày hiệu lực: 17/10/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 6. Nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 7. Thẩm quyền quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 8. Tác giả
- Điều 9. Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác
- Điều 10. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
- Điều 13. Tác phẩm sân khấu
- Điều 14. Tác phẩm điện ảnh
- Điều 15. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
- Điều 16. Tác phẩm nhiếp ảnh
- Điều 17. Tác phẩm kiến trúc
- Điều 18. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ
- Điều 19. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu
- Điều 20. Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
- Điều 21. Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
- Điều 22. Quyền nhân thân
- Điều 23. Quyền tài sản
- Điều 24. Trích dẫn hợp lý và nhập khẩu bản sao tác phẩm
- Điều 25. Sao chép tác phẩm
- Điều 26. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
- Điều 27. Chủ sở hữu quyền tác giả
- Điều 28. Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh
- Điều 29. Sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 30. Sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng
- Điều 31. Quyền của người biểu diễn
- Điều 32. Sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
- Điều 33. Trích dẫn hợp lý
- Điều 35. Sử dụng bản ghi âm, ghi hình
- Điều 36. Chủ sở hữu chương trình phát sóng
- Điều 37. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 38. Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả, bản sao bản định hình cuộc biểu diễn, chương trình ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đăng ký quyền liên quan
- Điều 39. Thẩm quyền cấp Giấy Chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy Chứng nhận đăng ký quyền liên quan
- Điều 40. Hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
- Điều 41. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
- Điều 42. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan