Điều 35 Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
Điều 35. Chi phí bảo trì công trình xây dựng
1. Chi phí bảo trì công trình xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết được xác định theo yêu cầu các công việc cần phải thực hiện phù hợp với quy trình bảo trì và kế hoạch bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt. Chi phí bảo trì có thể gồm một, một số hoặc toàn bộ các nội dung chi phí trong thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo yêu cầu của quy trình bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt.
2. Căn cứ hình thức sở hữu và quản lý sử dụng công trình thì chi phí cho công tác bảo trì được hình thành từ một nguồn vốn hoặc kết hợp một số các nguồn vốn sau: vốn nhà nước ngoài đầu tư công, vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên, nguồn thu từ việc khai thác, sử dụng công trình xây dựng; nguồn đóng góp và huy động của các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác.
3. Các chi phí bảo trì công trình xây dựng:
a) Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm gồm chi phí: Lập kế hoạch và dự toán bảo trì công trình xây dựng hàng năm; chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ; chi phí bảo dưỡng theo kế hoạch bảo trì hàng năm của công trình; chi phí xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình xây dựng; chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
b) Chi phí sửa chữa công trình (định kỳ và đột xuất) gồm chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình và chi phí sửa chữa phần thiết bị công trình theo quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt, và trường hợp cần bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đúng công năng và đảm bảo an toàn;
c) Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm các chi phí: Lập, thẩm tra (trường hợp chưa có quy trình bảo trì) hoặc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng; kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có); quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có); kiểm tra công trình đột xuất theo yêu cầu (nếu có); đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình vận hành và sử dụng (nếu có); khảo sát phục vụ thiết kế sửa chữa; lập, thẩm tra thiết kế sửa chữa và dự toán chi phí bảo trì công trình; lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công sửa chữa công trình xây dựng, giám sát sửa chữa phần thiết bị công trình; thực hiện các công việc tư vấn khác;
d) Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết khác để thực hiện quá trình bảo trì công trình xây dựng như: kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán; bảo hiểm công trình; phí thẩm định và các chi phí liên quan khác;
đ) Chi phí quản lý bảo trì của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.
4. Chi phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình
a) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự quyết định về kế hoạch sửa chữa với các nội dung sau: tên bộ phận công trình hoặc thiết bị cần sửa chữa, thay thế; lý do sửa chữa hoặc thay thế, mục tiêu sửa chữa hoặc thay thế; khối lượng công việc; dự kiến chi phí, dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.
b) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
c) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình sử dụng vốn khác, khuyến khích chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tham khảo, áp dụng các nội dung nêu tại điểm a, điểm b khoản này để xác định chi phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình.
Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- Số hiệu: 06/2021/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/01/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 291 đến số 292
- Ngày hiệu lực: 26/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
- Điều 4. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình
- Điều 5. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình
- Điều 6. Giám định xây dựng
- Điều 7. Phân định trách nhiệm giữa các chủ thể trong quản lý xây dựng công trình
- Điều 8. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng
- Điều 9. Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ
- Điều 10. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình
- Điều 11. Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình
- Điều 12. Quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng
- Điều 13. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
- Điều 14. Trách nhiệm của chủ đầu tư
- Điều 15. Trách nhiệm của người lao động trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường
- Điều 16. Quản lý đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng
- Điều 17. Quản lý khối lượng thi công xây dựng
- Điều 18. Quản lý tiến độ thi công xây dựng
- Điều 19. Giám sát thi công xây dựng công trình
- Điều 20. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình
- Điều 21. Nghiệm thu công việc xây dựng
- Điều 22. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng
- Điều 23. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
- Điều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
- Điều 25. Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
- Điều 26. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng
- Điều 27. Bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng
- Điều 28. Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng
- Điều 29. Trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng
- Điều 30. Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng
- Điều 31. Quy trình bảo trì công trình xây dựng
- Điều 32. Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng
- Điều 33. Thực hiện bảo trì công trình xây dựng
- Điều 34. Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng
- Điều 35. Chi phí bảo trì công trình xây dựng
- Điều 36. Trình tự thực hiện đánh giá an toàn công trình
- Điều 37. Nội dung đánh giá an toàn công trình
- Điều 38. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình
- Điều 39. Xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình
- Điều 40. Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng
- Điều 41. Xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế
- Điều 42. Phá dỡ công trình xây dựng
- Điều 43. Cấp sự cố trong quá trình thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình
- Điều 44. Báo cáo sự cố công trình xây dựng
- Điều 45. Giải quyết sự cố công trình xây dựng
- Điều 46. Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng
- Điều 47. Hồ sơ sự cố công trình xây dựng