Điều 33 Nghị định 04/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động
Điều 33. Xử lý nội dung tố cáo
Căn cứ vào kết quả xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, Chánh thanh tra Sở, Thanh tra viên lao động tiến hành xử lý như sau:
1. Trường hợp người bị tố cáo không vi phạm pháp luật lao động thì phải có kết luận rõ và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo, người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Trường hợp người bị tố cáo vi phạm pháp luật lao động thì có văn bản yêu cầu người bị tố cáo thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm để áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp hành vi của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát nhân dân để giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Kết luận giải quyết tố cáo phải được thể hiện bằng văn bản và được gửi cho người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Nghị định 04/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Đối tượng không áp dụng
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 8. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Điều 9. Thời hiệu khiếu nại
- Điều 10. Quyền lựa chọn người giải quyết khiếu nại
- Điều 11. Các trường hợp khiếu nại không thụ lý để giải quyết
- Điều 12. Thủ tục khiếu nại
- Điều 13. Thụ lý để giải quyết khiếu nại
- Điều 14. Thời hạn, trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 15. Thời hạn, trình tự giải quyết khiếu nại lần tiếp theo
- Điều 16. Yêu cầu tạm đình chỉ thực hiện quyết định, hành vi của người sử dụng lao động
- Điều 17. Quyền của Chánh thanh tra Sở khi giải quyết khiếu nại
- Điều 18. Quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo
- Điều 19. Hồ sơ giải quyết khiếu nại
- Điều 20. Căn cứ để xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng
- Điều 21. Người có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng
- Điều 22. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
- Điều 23. Kiểm tra việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại
- Điều 27. Thủ tục tố cáo
- Điều 28. Xử lý đơn tố cáo
- Điều 29. Thời hạn giải quyết tố cáo
- Điều 30. Tiếp nhận thông tin, tài liệu về tố cáo
- Điều 31. Bảo đảm quyền của người bị tố cáo
- Điều 32. Thu thập chứng cứ
- Điều 33. Xử lý nội dung tố cáo
- Điều 34. Giữ bí mật và đảm bảo an toàn cho người tố cáo
- Điều 35. Hồ sơ giải quyết tố cáo
- Điều 36. Nội dung quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 37. Trách nhiệm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội