Mục 1 Chương 3 Nghị định 04/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động
MỤC 1: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TỐ CÁO, NGƯỜI BỊ TỐ CÁO
Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn tố cáo hoặc trực tiếp tố cáo với Chánh thanh tra Sở hoặc Thanh tra viên lao động khi đang tiến hành thanh tra về hành vi vi phạm pháp luật lao động của người sử dụng lao động;
b) Người tố cáo không đồng ý kết luận giải quyết của Thanh tra viên lao động, Chánh thanh tra Sở thì có quyền tố cáo đến Chánh thanh tra Bộ;
c) Yêu cầu được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;
d) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
đ) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trả thù.
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình hoặc của người đại diện tập thể lao động;
b) Trình bày trung thực, cung cấp những tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
a) Được thông báo về nội dung bị tố cáo;
b) Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung bị tố cáo là không đúng sự thật;
c) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;
d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình về nội dung bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung bị tố cáo khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền;
c) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật lao động của mình gây ra.
Nghị định 04/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Đối tượng không áp dụng
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 8. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Điều 9. Thời hiệu khiếu nại
- Điều 10. Quyền lựa chọn người giải quyết khiếu nại
- Điều 11. Các trường hợp khiếu nại không thụ lý để giải quyết
- Điều 12. Thủ tục khiếu nại
- Điều 13. Thụ lý để giải quyết khiếu nại
- Điều 14. Thời hạn, trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 15. Thời hạn, trình tự giải quyết khiếu nại lần tiếp theo
- Điều 16. Yêu cầu tạm đình chỉ thực hiện quyết định, hành vi của người sử dụng lao động
- Điều 17. Quyền của Chánh thanh tra Sở khi giải quyết khiếu nại
- Điều 18. Quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo
- Điều 19. Hồ sơ giải quyết khiếu nại
- Điều 20. Căn cứ để xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng
- Điều 21. Người có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng
- Điều 22. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
- Điều 23. Kiểm tra việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại
- Điều 27. Thủ tục tố cáo
- Điều 28. Xử lý đơn tố cáo
- Điều 29. Thời hạn giải quyết tố cáo
- Điều 30. Tiếp nhận thông tin, tài liệu về tố cáo
- Điều 31. Bảo đảm quyền của người bị tố cáo
- Điều 32. Thu thập chứng cứ
- Điều 33. Xử lý nội dung tố cáo
- Điều 34. Giữ bí mật và đảm bảo an toàn cho người tố cáo
- Điều 35. Hồ sơ giải quyết tố cáo
- Điều 36. Nội dung quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 37. Trách nhiệm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội