Chương 5 Nghị định 04/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động
Điều 38. Khen thưởng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật:
1. Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật.
2. Lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự công cộng, gây thiệt hại cho lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Tố cáo sai sự thật.
4. Đe dọa, trả thù, xúc phạm người khiếu nại, tố cáo, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo.
6. Vi phạm các quy định khác của pháp luật khiếu nại, tố cáo về lao động.
Điều 40. Xử lý vi phạm của người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo
Người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo nếu có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
1. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
3. Cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo trái pháp luật.
6. Không kịp thời áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
7. Đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; bao che cho người bị khiếu nại, tố cáo.
8. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Nghị định 04/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Đối tượng không áp dụng
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 8. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Điều 9. Thời hiệu khiếu nại
- Điều 10. Quyền lựa chọn người giải quyết khiếu nại
- Điều 11. Các trường hợp khiếu nại không thụ lý để giải quyết
- Điều 12. Thủ tục khiếu nại
- Điều 13. Thụ lý để giải quyết khiếu nại
- Điều 14. Thời hạn, trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 15. Thời hạn, trình tự giải quyết khiếu nại lần tiếp theo
- Điều 16. Yêu cầu tạm đình chỉ thực hiện quyết định, hành vi của người sử dụng lao động
- Điều 17. Quyền của Chánh thanh tra Sở khi giải quyết khiếu nại
- Điều 18. Quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo
- Điều 19. Hồ sơ giải quyết khiếu nại
- Điều 20. Căn cứ để xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng
- Điều 21. Người có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng
- Điều 22. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
- Điều 23. Kiểm tra việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại
- Điều 27. Thủ tục tố cáo
- Điều 28. Xử lý đơn tố cáo
- Điều 29. Thời hạn giải quyết tố cáo
- Điều 30. Tiếp nhận thông tin, tài liệu về tố cáo
- Điều 31. Bảo đảm quyền của người bị tố cáo
- Điều 32. Thu thập chứng cứ
- Điều 33. Xử lý nội dung tố cáo
- Điều 34. Giữ bí mật và đảm bảo an toàn cho người tố cáo
- Điều 35. Hồ sơ giải quyết tố cáo
- Điều 36. Nội dung quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 37. Trách nhiệm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội