Chương 1 Nghị định 04/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động
Nghị định này quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động.
Nghị định này được áp dụng đối với người lao động, tập thể lao động và người sử dụng lao động bao gồm:
1. Người lao động, tập thể lao động làm việc trong các tổ chức sau đây:
a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước;
b) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
c) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
d) Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
đ) Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
e) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
g) Đơn vị, tổ chức kinh tế thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;
h) Cơ quan, tổ chức có ký kết hợp đồng với người lao động để đưa đi nước ngoài đào tạo, tu nghiệp, nâng cao tay nghề;
i) Trang trại, cá nhân, hộ gia đình có sử dụng lao động;
k) Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành khác;
l) Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động theo pháp luật lao động Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
2. Người sử dụng lao động bao gồm:
a) Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
b) Chủ nhiệm hợp tác xã, cá nhân, chủ hộ gia đình có thuê mướn lao động;
c) Thủ trưởng cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
d) Thủ trưởng đơn vị, tổ chức kinh tế thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
đ) Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
e) Giám đốc các doanh nghiệp, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân người Việt Nam đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người nước ngoài.
3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Đối tượng không áp dụng
1. Nghị định này không áp dụng cho các đối tượng sau đây:
a) Cán bộ, công chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức;
b) Xã viên hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân;
d) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động.
2. Nghị định này không áp dụng đối với các trường hợp:
a) Khiếu nại, tố cáo về những quyết định, hành vi không thuộc quan hệ lao động;
b) Các trường hợp khởi kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động.
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. "Khiếu nại" là việc người lao động, tập thể lao động yêu cầu cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của người sử dụng lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. "Tố cáo" là việc người lao động, tập thể lao động báo cho cá nhân, cơ quan có thẩm quyền biết về quyết định, hành vi vi phạm pháp luật lao động của người sử dụng lao động gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể lao động.
3. "Người khiếu nại" là người lao động, tập thể lao động thực hiện quyền khiếu nại.
4. "Người bị khiếu nại" là người sử dụng lao động có quyết định, hành vi bị khiếu nại.
5. "Người tố cáo" là người lao động, tập thể lao động thực hiện quyền tố cáo.
6. "Người bị tố cáo" là người sử dụng lao động có quyết định, hành vi bị tố cáo.
7. "Người giải quyết khiếu nại" là cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
8. "Người giải quyết tố cáo" là cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
9. "Giải quyết khiếu nại" là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
10. "Giải quyết tố cáo" là việc xác minh, kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
11. "Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật" bao gồm: quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo mà trong thời hạn do pháp luật quy định, người khiếu nại không khiếu nại tiếp; quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
12. "Chánh thanh tra Sở" là Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
13. "Chánh thanh tra Bộ" là Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
14. "Quyết định lao động" là Quyết định bằng văn bản của người sử dụng lao động được áp dụng đối với người lao động, tập thể lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.
15. "Hành vi lao động" là hành vi của người sử dụng lao động thực hiện trong quan hệ lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.
16. Ngày được tính để xác định thời hiệu khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo là ngày làm việc của cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân có quyền nhận đơn khiếu nại, tố cáo.
Điều 5. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Khách quan, trung thực, đúng pháp luật.
2. Kịp thời, nhanh chóng và công khai.
3. Đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
Nghị định 04/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Đối tượng không áp dụng
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 8. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Điều 9. Thời hiệu khiếu nại
- Điều 10. Quyền lựa chọn người giải quyết khiếu nại
- Điều 11. Các trường hợp khiếu nại không thụ lý để giải quyết
- Điều 12. Thủ tục khiếu nại
- Điều 13. Thụ lý để giải quyết khiếu nại
- Điều 14. Thời hạn, trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 15. Thời hạn, trình tự giải quyết khiếu nại lần tiếp theo
- Điều 16. Yêu cầu tạm đình chỉ thực hiện quyết định, hành vi của người sử dụng lao động
- Điều 17. Quyền của Chánh thanh tra Sở khi giải quyết khiếu nại
- Điều 18. Quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo
- Điều 19. Hồ sơ giải quyết khiếu nại
- Điều 20. Căn cứ để xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng
- Điều 21. Người có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng
- Điều 22. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
- Điều 23. Kiểm tra việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại
- Điều 27. Thủ tục tố cáo
- Điều 28. Xử lý đơn tố cáo
- Điều 29. Thời hạn giải quyết tố cáo
- Điều 30. Tiếp nhận thông tin, tài liệu về tố cáo
- Điều 31. Bảo đảm quyền của người bị tố cáo
- Điều 32. Thu thập chứng cứ
- Điều 33. Xử lý nội dung tố cáo
- Điều 34. Giữ bí mật và đảm bảo an toàn cho người tố cáo
- Điều 35. Hồ sơ giải quyết tố cáo
- Điều 36. Nội dung quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 37. Trách nhiệm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội