Mục 2 Chương 2 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009
Mục 2. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG
Điều 15. Yêu cầu xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ
1. Cá nhân, tổ chức khi cho rằng mình bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra thì có quyền yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
Điều 16. Hồ sơ yêu cầu bồi thường
1. Khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc các trường hợp quy định tại
2. Đơn yêu cầu bồi thường có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường;
b) Lý do yêu cầu bồi thường;
c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường.
3. Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
Điều 17. Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường
1. Khi nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải kiểm tra và xác định tính hợp lệ của đơn và các giấy tờ kèm theo; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người bị thiệt hại bổ sung.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì cơ quan đã nhận hồ sơ phải thụ lý và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý đơn cho người bị thiệt hại; trường hợp yêu cầu bồi thường không thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ và hướng dẫn người bị thiệt hại gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết bồi thường.
1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại để làm căn cứ xác định mức bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày.
2. Căn cứ vào tính chất, nội dung của vụ việc, cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thể tổ chức việc định giá tài sản, giám định thiệt hại về tài sản, giám định thiệt hại về sức khoẻ hoặc lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan về việc giải quyết bồi thường. Chi phí định giá, giám định được bảo đảm từ ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý với kết quả định giá, giám định mà yêu cầu định giá, giám định lại và được cơ quan có trách nhiệm bồi thường đồng ý thì chi phí định giá, giám định lại do người bị thiệt hại chi trả, trừ trường hợp kết quả định giá, giám định chứng minh yêu cầu định giá, giám định lại là có căn cứ.
Điều 19. Thương lượng việc bồi thường
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tổ chức và chủ trì thương lượng với người bị thiệt hại về việc giải quyết bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.
2. Thành phần thương lượng gồm đại diện cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ. Trong trường hợp cần thiết, người thi hành công vụ gây ra thiệt hại được mời tham gia vào việc thương lượng.
Đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải là người có thẩm quyền để thỏa thuận việc bồi thường với người bị thiệt hại và chịu trách nhiệm trước cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
3. Địa điểm thương lượng là trụ sở của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc trụ sở của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị thiệt hại cư trú, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Việc thương lượng phải lập thành biên bản. Biên bản thương lượng phải ghi rõ những nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm tiến hành thương lượng;
b) Địa điểm thương lượng, thành phần tham gia thương lượng;
c) Ý kiến của các bên tham gia thương lượng;
d) Những nội dung thương lượng thành hoặc không thành.
Biên bản thương lượng phải có chữ ký của các bên và được gửi cho người bị thiệt hại một bản ngay sau khi kết thúc thương lượng.
5. Kết quả thương lượng là cơ sở để quyết định việc bồi thường.
Điều 20. Quyết định giải quyết bồi thường
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định giải quyết bồi thường. Quyết định giải quyết bồi thường phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường;
b) Tóm tắt lý do yêu cầu bồi thường;
d) Mức bồi thường;
đ) Quyền khởi kiện tại Toà án trong trường hợp không tán thành với quyết định giải quyết bồi thường;
e) Hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường.
2. Quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi cho người bị thiệt hại, cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người thi hành công vụ gây ra thiệt hại.
Điều 21. Hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường
Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra Toà án.
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009
- Số hiệu: 35/2009/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 18/06/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 373 đến số 374
- Ngày hiệu lực: 01/01/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng được bồi thường
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quyền yêu cầu bồi thường
- Điều 5. Thời hiệu yêu cầu bồi thường
- Điều 6. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường
- Điều 7. Nguyên tắc giải quyết bồi thường
- Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có trách nhiệm bồi thường
- Điều 9. Quyền, nghĩa vụ của người bị thiệt hại
- Điều 10. Quyền, nghĩa vụ của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại
- Điều 11. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường
- Điều 12. Các hành vi bị cấm
- Điều 13. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính
- Điều 14. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường
- Điều 15. Yêu cầu xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ
- Điều 16. Hồ sơ yêu cầu bồi thường
- Điều 17. Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường
- Điều 18. Xác minh thiệt hại
- Điều 19. Thương lượng việc bồi thường
- Điều 20. Quyết định giải quyết bồi thường
- Điều 21. Hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường
- Điều 22. Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường
- Điều 23. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án
- Điều 24. Yêu cầu bồi thường trong quá trình khởi kiện vụ án hành chính
- Điều 25. Nội dung giải quyết yêu cầu bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án
- Điều 26. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
- Điều 27. Các trường hợp không được bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự
- Điều 28. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
- Điều 29. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
- Điều 30. Trách nhiệm bồi thường của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong hoạt động tố tụng hình sự
- Điều 31. Trách nhiệm bồi thường của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự
- Điều 32. Trách nhiệm bồi thường của Toà án nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự
- Điều 33. Trách nhiệm bồi thường của Toà án nhân dân trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
- Điều 34. Hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
- Điều 35. Hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan tiến hành tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
- Điều 36. Thụ lý, xác minh, thương lượng, ra quyết định giải quyết bồi thường và hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng
- Điều 37. Giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng tại Toà án
- Điều 38. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự
- Điều 39. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự
- Điều 40. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án
- Điều 41. Hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan thi hành án dân sự
- Điều 42. Hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan thi hành án hình sự
- Điều 43. Thụ lý, xác minh, thương lượng, ra quyết định giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án
- Điều 44. Giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án tại Toà án
- Điều 45. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
- Điều 46. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
- Điều 47. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần
- Điều 48. Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
- Điều 49. Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khoẻ
- Điều 50. Trả lại tài sản
- Điều 51. Khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự
- Điều 52. Kinh phí bồi thường
- Điều 53. Lập dự toán kinh phí bồi thường
- Điều 54. Trình tự, thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường
- Điều 55. Quyết toán kinh phí bồi thường
- Điều 56. Nghĩa vụ hoàn trả và xử lý trách nhiệm của người thi hành công vụ
- Điều 57. Căn cứ xác định mức hoàn trả
- Điều 58. Trình tự, thủ tục quyết định việc hoàn trả
- Điều 59. Thẩm quyền ra quyết định hoàn trả
- Điều 60. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hoàn trả
- Điều 61. Hiệu lực của quyết định hoàn trả
- Điều 62. Thực hiện việc hoàn trả
- Điều 63. Quản lý, sử dụng tiền hoàn trả