Điều 9 Luật tiếp cận thông tin 2016
Điều 9. Phạm vi và trách nhiệm cung cấp thông tin
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra, trừ trường hợp quy định tại
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra và thông tin do mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trừ trường hợp quy định tại
2. Cơ quan nhà nước trực tiếp tổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin, trừ các trường hợp sau đây:
a) Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin do Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
b) Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do Chủ tịch nước tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
c) Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm cung cấp thông tin do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
d) Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin do Đoàn đại biểu Quốc hội tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
đ) Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
e) Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
g) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cung cấp thông tin do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tạo ra và thông tin do mình tạo ra;
h) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp cho công dân cư trú trên địa bàn thông tin do mình và do các cơ quan ở cấp mình tạo ra, thông tin do mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; cung cấp cho công dân khác thông tin này trong trường hợp liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
Luật tiếp cận thông tin 2016
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin
- Điều 4. Chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin
- Điều 5. Thông tin công dân được tiếp cận
- Điều 6. Thông tin công dân không được tiếp cận
- Điều 7. Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện
- Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin
- Điều 9. Phạm vi và trách nhiệm cung cấp thông tin
- Điều 10. Cách thức tiếp cận thông tin
- Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 12. Chi phí tiếp cận thông tin
- Điều 13. Giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin
- Điều 14. Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo
- Điều 15. Xử lý vi phạm
- Điều 16. Áp dụng pháp luật về tiếp cận thông tin
- Điều 17. Thông tin phải được công khai
- Điều 18. Hình thức, thời điểm công khai thông tin
- Điều 19. Công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử
- Điều 20. Công khai thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng
- Điều 21. Đăng Công báo, niêm yết
- Điều 22. Xử lý thông tin công khai không chính xác
- Điều 23. Thông tin được cung cấp theo yêu cầu
- Điều 24. Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 25. Hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu
- Điều 26. Tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 27. Giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 28. Từ chối yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 29. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin
- Điều 30. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin qua mạng điện tử
- Điều 31. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax
- Điều 32. Xử lý thông tin cung cấp theo yêu cầu không chính xác
- Điều 33. Biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân
- Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan cung cấp thông tin trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin
- Điều 35. Trách nhiệm của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin