Điều 19 Luật tiếp cận thông tin 2016
Điều 19. Công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử
1. Trong các thông tin quy định tại
a) Văn bản quy phạm pháp luật; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước;
b) Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước;
c) Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước;
d) Thông tin về danh mục dự án, chương trình và kết quả thực hiện đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, các nguồn vốn vay;
đ) Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, sơ đồ tổ chức của cơ quan và của đơn vị trực thuộc; địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của cơ quan nhà nước, người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin;
e) Báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học;
g) Danh mục thông tin phải được công khai, trong đó phải nêu rõ địa chỉ, hình thức, thời điểm, thời hạn công khai đối với từng loại thông tin;
h) Các thông tin nếu xét thấy cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng;
i) Các thông tin khác mà pháp luật quy định phải đăng trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử.
2. Việc công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định tại Luật này có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, tài liệu đã được nhập vào danh mục và phải xếp loại theo cách thức, hình thức tạo thuận lợi cho việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân; bảo đảm thông tin có thể được lưu trữ điện tử, phải được số hóa trong một thời hạn thích hợp và được để mở cho mọi người tiếp cận; đồng thời, phải kết nối với mạng điện tử trên toàn quốc để có thể truy cập dễ dàng từ các hệ thống khác nhau.
4. Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải được liên kết, tích hợp với cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan trực thuộc để cập nhật thông tin, tạo thuận lợi cho công dân trong việc tìm kiếm, khai thác thông tin.
5. Ngoài các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước chủ động đăng tải thông tin khác do mình tạo ra trên trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử.
6. Trường hợp cơ quan nhà nước chưa có cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử, căn cứ vào điều kiện thực tế, có trách nhiệm công khai thông tin quy định tại khoản 1 Điều này bằng hình thức thích hợp khác.
Luật tiếp cận thông tin 2016
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin
- Điều 4. Chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin
- Điều 5. Thông tin công dân được tiếp cận
- Điều 6. Thông tin công dân không được tiếp cận
- Điều 7. Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện
- Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin
- Điều 9. Phạm vi và trách nhiệm cung cấp thông tin
- Điều 10. Cách thức tiếp cận thông tin
- Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 12. Chi phí tiếp cận thông tin
- Điều 13. Giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin
- Điều 14. Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo
- Điều 15. Xử lý vi phạm
- Điều 16. Áp dụng pháp luật về tiếp cận thông tin
- Điều 17. Thông tin phải được công khai
- Điều 18. Hình thức, thời điểm công khai thông tin
- Điều 19. Công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử
- Điều 20. Công khai thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng
- Điều 21. Đăng Công báo, niêm yết
- Điều 22. Xử lý thông tin công khai không chính xác
- Điều 23. Thông tin được cung cấp theo yêu cầu
- Điều 24. Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 25. Hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu
- Điều 26. Tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 27. Giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 28. Từ chối yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 29. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin
- Điều 30. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin qua mạng điện tử
- Điều 31. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax
- Điều 32. Xử lý thông tin cung cấp theo yêu cầu không chính xác
- Điều 33. Biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân
- Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan cung cấp thông tin trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin
- Điều 35. Trách nhiệm của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin