Chương 4 Luật tiếp cận thông tin 2016
TRÁCH NHIỆM BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN
Điều 33. Biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân
1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
2. Vận hành cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin mà cơ quan có trách nhiệm cung cấp theo quy định của Chính phủ.
3. Tăng cường cung cấp thông tin thông qua hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng.
4. Xác định đơn vị, cá nhân làm đầu mối cung cấp thông tin.
5. Bố trí hợp lý nơi tiếp công dân để cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện của từng cơ quan.
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại
a) Công khai, cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ; trong trường hợp phát hiện thông tin đã cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ thì phải đính chính hoặc cung cấp bổ sung thông tin;
c) Duy trì, lưu giữ, cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin có trách nhiệm cung cấp, bảo đảm thông tin có hệ thống, đầy đủ, toàn diện, kịp thời, dễ dàng tra cứu;
d) Bảo đảm tính chính xác, đầy đủ của thông tin. Việc chuyển giao thông tin giữa các hệ thống dữ liệu được thực hiện theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn kỹ thuật các biện pháp và quy trình bảo vệ thông tin và bảo vệ các hệ thống quản lý thông tin;
e) Rà soát, phân loại, kiểm tra và bảo đảm tính bí mật của thông tin trước khi cung cấp;
g) Kịp thời xem xét, cân nhắc lợi ích của việc cung cấp thông tin để công khai thông tin hoặc cung cấp thông tin theo yêu cầu nhằm bảo đảm lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng;
h) Ban hành và công bố công khai quy chế nội bộ về tổ chức cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, gồm các nội dung chính sau đây: xác định đầu mối cung cấp thông tin; việc chuyển giao thông tin của đơn vị tạo ra cho đơn vị đầu mối cung cấp thông tin; việc phân loại thông tin được cung cấp và không được cung cấp; cập nhật thông tin được công khai, thông tin được cung cấp theo yêu cầu; trình tự, thủ tục xử lý yêu cầu cung cấp thông tin giữa đơn vị đầu mối với đơn vị phụ trách cơ sở dữ liệu thông tin và các đơn vị có liên quan;
i) Rà soát các quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để kịp thời đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung để phù hợp với Luật này;
k) Giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật;
3. Người được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ cho công dân; không được nhũng nhiễu, gây cản trở, khó khăn trong khi thực hiện nhiệm vụ.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về tiếp cận thông tin;
c) Thực hiện các biện pháp phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin;
d) Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, công dân trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin;
đ) Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin;
e) Hướng dẫn kỹ thuật về biện pháp, quy trình bảo quản thông tin và hệ thống quản lý thông tin;
g) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ và g khoản 1 Điều này.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
4. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ theo dõi chung việc thi hành Luật này.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn, thi hành các biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo hướng dẫn của Chính phủ.
6. Cơ quan nhà nước căn cứ vào điều kiện thực tế của mình, tạo điều kiện cho người yêu cầu trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu tại trụ sở; trang bị bảng thông tin hoặc thiết bị khác để công khai thông tin.
Luật tiếp cận thông tin 2016
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin
- Điều 4. Chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin
- Điều 5. Thông tin công dân được tiếp cận
- Điều 6. Thông tin công dân không được tiếp cận
- Điều 7. Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện
- Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin
- Điều 9. Phạm vi và trách nhiệm cung cấp thông tin
- Điều 10. Cách thức tiếp cận thông tin
- Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 12. Chi phí tiếp cận thông tin
- Điều 13. Giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin
- Điều 14. Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo
- Điều 15. Xử lý vi phạm
- Điều 16. Áp dụng pháp luật về tiếp cận thông tin
- Điều 17. Thông tin phải được công khai
- Điều 18. Hình thức, thời điểm công khai thông tin
- Điều 19. Công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử
- Điều 20. Công khai thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng
- Điều 21. Đăng Công báo, niêm yết
- Điều 22. Xử lý thông tin công khai không chính xác
- Điều 23. Thông tin được cung cấp theo yêu cầu
- Điều 24. Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 25. Hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu
- Điều 26. Tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 27. Giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 28. Từ chối yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 29. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin
- Điều 30. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin qua mạng điện tử
- Điều 31. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax
- Điều 32. Xử lý thông tin cung cấp theo yêu cầu không chính xác
- Điều 33. Biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân
- Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan cung cấp thông tin trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin
- Điều 35. Trách nhiệm của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin