Điều 43 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022
Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có các nhiệm vụ sau đây:
a) Theo dõi, giám sát sự phù hợp của chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư với quy hoạch, kế hoạch đầu tư trên địa bàn cấp xã; việc chủ đầu tư chấp hành các quy định về chỉ giới đất đai và sử dụng đất, quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc, xây dựng, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư, kế hoạch đầu tư; tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án, việc thực hiện công khai thông tin trong quá trình đầu tư đối với các chương trình, dự án đầu tư công, dự án đầu tư từ nguồn vốn khác trên địa bàn cấp xã;
b) Đối với các chương trình, dự án đầu tư bằng vốn và công sức của cộng đồng dân cư, dự án sử dụng ngân sách cấp xã hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xã, thì thực hiện theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung quy định tại điểm a khoản này và kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức và chủng loại vật tư theo quy định; theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình;
c) Phát hiện những việc làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành dự án; những việc gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc các chương trình, dự án đầu tư.
2. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có các quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp các thông tin về quy hoạch có liên quan đến việc quyết định đầu tư dự án, kế hoạch sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước cóliên quan trả lời về các vấn đềthuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu chủchương trình, chủđầu tư trả lời, cung cấp các thông tin phục vụ việc giám sát đầu tư gồm quyết định đầu tư; thông tin vềchủ đầu tư, ban quản lý dự án, địa chỉliên hệ; tiến độ và kế hoạch đầu tư; diện tích chiếm đất và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết và phương án kiến trúc; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; phương án xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
Đối với các chương trình, dự án đầu tư bằng vốn và công sức của cộng đồng dân cư, dự án sử dụng ngân sách cấp xã hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xã, thì ngoài các nội dung trên, chủchương trình, chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp thêm thông tin vềquy trình, quyphạm kỹthuật, chủng loại và định mức vật tư; kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình;
d) Tiếp nhận các thông tin do công dân phản ánh để gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc tiến hành kiểm tra, giám sát theo phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Ban; tiếp nhận và thông tin cho công dân biết ý kiến trả lời của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về kiến nghị của công dân;
đ) Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện dự án gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, an ninh, văn hóa, xã hội, môi trường sinh sống của cộng đồng hoặc chủ đầu tư không thực hiện công khai thông tin về chương trình, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật thì phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và kiến nghị biện pháp xử lý; trường hợp cần thiết thì kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ thực hiện đầu tư, vận hành dự án.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022
- Số hiệu: 10/2022/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 10/11/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 905 đến số 906
- Ngày hiệu lực: 01/07/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở
- Điều 4. Phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở
- Điều 5. Quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
- Điều 6. Nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
- Điều 7. Quyền thụ hưởng của công dân
- Điều 8. Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
- Điều 10. Xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở
- Điều 11. Những nội dung chính quyền địa phương cấp xã phải công khai
- Điều 12. Hình thức và thời điểm công khai thông tin
- Điều 13. Lựa chọn hình thức công khai thông tin
- Điều 14. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin
- Điều 15. Những nội dung Nhân dân bàn và quyết định
- Điều 16. Đề xuất nội dung để Nhân dân bàn và quyết định
- Điều 17. Hình thức Nhân dân bàn và quyết định
- Điều 18. Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư
- Điều 19. Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình
- Điều 20. Quyết định của cộng đồng dân cư
- Điều 21. Hiệu lực của quyết định của cộng đồng dân cư
- Điều 22. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư
- Điều 23. Trách nhiệm trong việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định và thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư
- Điều 24. Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia bàn, quyết định các nội dung, công việc ở cơ sở
- Điều 25. Những nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định
- Điều 26. Hình thức Nhân dân tham gia ý kiến
- Điều 27. Việc tổ chức đối thoại, lấy ý kiến công dân là đối tượng thi hành trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành
- Điều 28. Trách nhiệm trong việc tổ chức để Nhân dân tham gia ý kiến
- Điều 29. Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia ý kiến về các nội dung ở xã, phường, thị trấn
- NỘI DUNG, HÌNH THỨC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
- Điều 30. Nội dung kiểm tra, giám sát
- Điều 31. Hình thức kiểm tra, giám sát
- Điều 32. Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân
- Điều 33. Hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư
- Điều 34. Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của Nhân dân
- Điều 35. Trách nhiệm trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát
- BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
- Điều 36. Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
- Điều 37. Tiêu chuẩn thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
- Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
- Điều 39. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
- Điều 40. Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
- BAN GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG ĐỒNG
- Điều 41. Tổ chức Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 42. Tiêu chuẩn thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 44. Hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 45. Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 46. Những nội dung người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải công khai
- Điều 47. Hình thức và thời điểm công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị
- Điều 48. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị
- Điều 49. Những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định
- Điều 50. Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định
- Điều 51. Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
- Điều 52. Trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
- Điều 53. Những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định
- Điều 54. Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến
- Điều 55. Trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến
- NỘI DUNG, HÌNH THỨC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
- Điều 56. Nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát
- Điều 57. Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát
- Điều 58. Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
- Điều 59. Trách nhiệm trong việc bảo đảm để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát
- BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
- Điều 60. Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
- Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
- Điều 62. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
- Điều 63. Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
- CÔNG KHAI THÔNG TIN Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
- Điều 64. Những nội dung doanh nghiệp nhà nước phải công khai
- Điều 65. Hình thức và thời điểm công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước
- Điều 66. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước
- NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH
- Điều 67. Những nội dung người lao động bàn và quyết định
- Điều 68. Hình thức người lao động bàn và quyết định
- Điều 69. Tổ chức hội nghị người lao động
- Điều 70. Trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể người lao động
- NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THAM GIA Ý KIẾN
- Điều 71. Những nội dung người lao động tham gia ý kiến
- Điều 72. Hình thức người lao động tham gia ý kiến
- Điều 73. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
- Điều 74. Trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động tham gia ý kiến
- NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
- Điều 75. Nội dung người lao động kiểm tra, giám sát
- Điều 76. Hình thức người lao động kiểm tra, giám sát
- Điều 77. Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước
- Điều 78. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước
- Điều 79. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước
- Điều 80. Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của người lao động
- Điều 81. Trách nhiệm trong việc bảo đảm để người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát
- Điều 83. Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 84. Trách nhiệm của các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước
- Điều 85. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Điều 86. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã
- Điều 87. Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp
- Điều 88. Trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam các cấp
- Điều 89. Trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội khác