Mục 1 Chương 2 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022
Mục 1. CÔNG KHAI THÔNG TIN Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Điều 11. Những nội dung chính quyền địa phương cấp xã phải công khai
Trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật, chính quyền địa phương cấp xã phải công khai các nội dung sau đây:
1. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế hằng năm của cấp xã và kết quả thực hiện;
2. Số liệu, báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch hoạt động tài chính của cấp xã trình Hội đồng nhân dân cấp xã; dự toán ngân sách, kế hoạch hoạt động tài chính đã được Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định; số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách cấp xã định kỳ theo quý, 06 tháng, hằng năm; quyết toán ngân sách nhà nước và kết quả thực hiện các hoạt động tài chính khác đã được Hội đồng nhân dân cấp xã phê chuẩn; kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (nếu có);
3. Dự án, công trình đầu tư trên địa bàn cấp xã và tiến độ thực hiện; kế hoạch thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện dự án, công trình đầu tư trên địa bàn cấp xã; kế hoạch quản lý, sử dụng quỹ đất do cấp xã quản lý; kế hoạch cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của cấp xã; quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng xã và điểm dân cư nông thôn; quy hoạch chung được lập cho thị trấn, đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được lập cho các khu vực thuộc phạm vi thị trấn;
4. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã;
5. Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với địa bàn cấp xã; các khoản huy động Nhân dân đóng góp;
6. Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển,chuyển đổi công năng,bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công do cấp xã quản lý; tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công của chính quyền địa phương cấp xã;
7. Chủ trương, chính sách, kế hoạch, tiêu chí, đối tượng, quy trình bình xét và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ, trợ cấp, tín dụng để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển sản xuất, hỗ trợ xây dựng nhà ở, cấp thẻ bảo hiểm y tế và các chính sách an sinh xã hội khác được tổ chức triển khai trên địa bàn cấp xã;
8. Thông tin về phạm vi, đối tượng, cách thức bình xét, xác định đối tượng, mức hỗ trợ, thời gian, thủ tục thực hiện phân phối các khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, thảm họa hoặc để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo trên địa bàn cấp xã; việc quản lý, sử dụng các nguồn đóng góp, quyên góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài dành cho các đối tượng trên địa bàn cấp xã;
9. Số lượng, đối tượng, tiêu chuẩn gọi nhập ngũ; danh sách công dân đủ điều kiện nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; danh sách công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; danh sách tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ trên địa bàn cấp xã;
10. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp xã, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã;
11. Kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân, nội dung lấy ý kiến, kết quả tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến của Nhân dân đối với những nội dung chính quyền địa phương cấp xã đưa ra lấy ý kiến Nhân dân quy định tại
12. Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền địa phương cấp xã trực tiếp thu;
13. Các thủ tục hành chính, thủ tục giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, cá nhân do chính quyền địa phương cấp xã trực tiếp thực hiện;
14. Nội dung khác theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Điều 12. Hình thức và thời điểm công khai thông tin
1. Các hình thức công khai thông tin bao gồm:
a) Niêm yết thông tin;
b) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã;
c) Phát tin trên hệ thống truyền thanh của cấp xã (nếu có);
d) Thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến công dân;
đ) Gửi văn bản đến công dân;
e) Thông qua hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân;
g) Thông qua việc tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật;
h) Thông báo đến tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, đoàn thể cùng cấp khác để tổ chức phổ biến, tuyên truyền đến hội viên, đoàn viên ở cơ sở;
i) Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã, tại thôn, tổ dân phố;
k) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
2. Việc công khai thông tin quy định tại
3. Thời điểm công khai thông tin đối với từng lĩnh vực được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp pháp luật chưa có quy định thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định, văn bản của cơ quan có thẩm quyền về nội dung cần công khai, Ủy ban nhân dân cấp xã phải tổ chức công khai thông tin.
Điều 13. Lựa chọn hình thức công khai thông tin
1. Tại nơi đã thiết lập trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đăng tải trên trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã thông tin quy định tại
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông tin quy định tại các
Thông tin quy định tại
3. Thông tin quy định tại các
4. Thông tin quy định tại khoản 3 Điều này được gửi đến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến Nhân dân. Việc thông báo thông tin đến Nhân dân quy định tại khoản này được thực hiện thông qua một hoặc nhiều hình thức, gồm thông báo tại cuộc họp của cộng đồng dân cư, cuộc họp, sinh hoạt của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, đoàn thể khác ở thôn, tổ dân phố; thông báo trực tiếp hoặc gửi văn bản thông báo đến từng hộ gia đình; thông qua tin nhắn đến đại diện hộ gia đình hoặc sử dụng mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật và đã được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.
5. Cùng với việc thực hiện công khai thông tin bằng các hình thức quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã có thể quyết định lựa chọn thêm các hình thức công khai thông tin khác quy định tại
6. Trường hợp pháp luật có quy định khác về hình thức, cách thức thực hiện công khai đối với nội dung thông tin cụ thể thì áp dụng theo quy định đó.
Điều 14. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có kế hoạch thực hiện việc công khai thông tin, trong đó nêu rõ nội dung thông tin cần công khai, hình thức công khai, thời điểm, thời hạn công khai và trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân cấp xã thông qua; kiểm tra, đôn đốc và báo cáo Ủy ban nhân dân về kết quả thực hiện.
Trường hợp thông tin đã công khai có sự thay đổi, điều chỉnh thì nội dung thay đổi, điều chỉnh phải được kịp thời công khai theo quy định tại Mục này.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin đối với những thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai, thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật hoặc thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung công khai thông tin tại kỳ họp thường lệ gần nhất, đồng thời gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để giám sát.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022
- Số hiệu: 10/2022/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 10/11/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 905 đến số 906
- Ngày hiệu lực: 01/07/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở
- Điều 4. Phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở
- Điều 5. Quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
- Điều 6. Nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
- Điều 7. Quyền thụ hưởng của công dân
- Điều 8. Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
- Điều 10. Xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở
- Điều 11. Những nội dung chính quyền địa phương cấp xã phải công khai
- Điều 12. Hình thức và thời điểm công khai thông tin
- Điều 13. Lựa chọn hình thức công khai thông tin
- Điều 14. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin
- Điều 15. Những nội dung Nhân dân bàn và quyết định
- Điều 16. Đề xuất nội dung để Nhân dân bàn và quyết định
- Điều 17. Hình thức Nhân dân bàn và quyết định
- Điều 18. Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư
- Điều 19. Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình
- Điều 20. Quyết định của cộng đồng dân cư
- Điều 21. Hiệu lực của quyết định của cộng đồng dân cư
- Điều 22. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư
- Điều 23. Trách nhiệm trong việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định và thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư
- Điều 24. Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia bàn, quyết định các nội dung, công việc ở cơ sở
- Điều 25. Những nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định
- Điều 26. Hình thức Nhân dân tham gia ý kiến
- Điều 27. Việc tổ chức đối thoại, lấy ý kiến công dân là đối tượng thi hành trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành
- Điều 28. Trách nhiệm trong việc tổ chức để Nhân dân tham gia ý kiến
- Điều 29. Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia ý kiến về các nội dung ở xã, phường, thị trấn
- NỘI DUNG, HÌNH THỨC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
- Điều 30. Nội dung kiểm tra, giám sát
- Điều 31. Hình thức kiểm tra, giám sát
- Điều 32. Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân
- Điều 33. Hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư
- Điều 34. Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của Nhân dân
- Điều 35. Trách nhiệm trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát
- BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
- Điều 36. Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
- Điều 37. Tiêu chuẩn thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
- Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
- Điều 39. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
- Điều 40. Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
- BAN GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG ĐỒNG
- Điều 41. Tổ chức Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 42. Tiêu chuẩn thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 44. Hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 45. Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
- Điều 46. Những nội dung người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải công khai
- Điều 47. Hình thức và thời điểm công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị
- Điều 48. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị
- Điều 49. Những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định
- Điều 50. Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định
- Điều 51. Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
- Điều 52. Trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
- Điều 53. Những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định
- Điều 54. Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến
- Điều 55. Trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến
- NỘI DUNG, HÌNH THỨC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
- Điều 56. Nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát
- Điều 57. Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát
- Điều 58. Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
- Điều 59. Trách nhiệm trong việc bảo đảm để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát
- BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
- Điều 60. Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
- Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
- Điều 62. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
- Điều 63. Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
- CÔNG KHAI THÔNG TIN Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
- Điều 64. Những nội dung doanh nghiệp nhà nước phải công khai
- Điều 65. Hình thức và thời điểm công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước
- Điều 66. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước
- NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH
- Điều 67. Những nội dung người lao động bàn và quyết định
- Điều 68. Hình thức người lao động bàn và quyết định
- Điều 69. Tổ chức hội nghị người lao động
- Điều 70. Trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể người lao động
- NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THAM GIA Ý KIẾN
- Điều 71. Những nội dung người lao động tham gia ý kiến
- Điều 72. Hình thức người lao động tham gia ý kiến
- Điều 73. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
- Điều 74. Trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động tham gia ý kiến
- NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
- Điều 75. Nội dung người lao động kiểm tra, giám sát
- Điều 76. Hình thức người lao động kiểm tra, giám sát
- Điều 77. Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước
- Điều 78. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước
- Điều 79. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước
- Điều 80. Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của người lao động
- Điều 81. Trách nhiệm trong việc bảo đảm để người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát
- Điều 83. Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 84. Trách nhiệm của các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước
- Điều 85. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Điều 86. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã
- Điều 87. Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp
- Điều 88. Trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam các cấp
- Điều 89. Trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội khác