Mục 2 Chương 4 Luật tài nguyên nước 2012
Mục 2. KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 43. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và mục đích khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
d) Sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên nước theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Được dẫn nước chảy qua đất liền kề thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
e) Khiếu nại, khởi kiện về các hành vi vi phạm quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
b) Sử dụng nước đúng mục đích, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả;
c) Không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
d) Bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, sử dụng;
đ) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính; bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;
e) Cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép;
g) Khi bổ sung, thay đổi mục đích, quy mô khai thác, sử dụng thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp không phải xin cấp giấy phép, không phải đăng ký theo quy định tại
h) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước thuộc trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định tại
Điều 44. Đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép:
a) Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;
b) Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
d) Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;
đ) Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
2. Trường hợp khai thác nước dưới đất quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại
4. Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Điều 45. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt
1. Nhà nước ưu tiên khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt bằng các biện pháp sau đây:
a) Đầu tư, hỗ trợ các dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch, ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước, vùng có nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Có chính sách ưu đãi, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch; thực hiện biện pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng gây ra thiếu nước.
3. Tổ chức, cá nhân được cấp nước sinh hoạt có trách nhiệm tham gia đóng góp công sức, tài chính cho việc bảo vệ nguồn nước, khai thác, xử lý nước phục vụ cho sinh hoạt theo quy định của pháp luật.
Điều 46. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp
1. Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm nước, phòng, chống chua, mặn, xói mòn đất và bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước.
3. Tổ chức, cá nhân chỉ được khai thác, sử dụng nước bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để sản xuất nông nghiệp.
4. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp phải tuân theo quy trình vận hành.
Điều 47. Khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện
1. Việc khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện phải bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, trừ trường hợp khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện phải tuân theo quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu nguồn nước; có trách nhiệm hỗ trợ người dân nơi có hồ chứa.
Điều 48. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản
1. Nhà nước khuyến khích đầu tư khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối. Tổ chức, cá nhân sử dụng nước biển để sản xuất muối không được gây xâm nhập mặn, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và môi trường.
Điều 49. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất công nghiệp, khai thác, chế biến khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất công nghiệp phải tiết kiệm nước, không gây ô nhiễm nguồn nước.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho khai thác, chế biến khoáng sản phải có biện pháp thu gom, xử lý nước đã qua sử dụng đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước.
Điều 50. Khai thác, sử dụng nguồn nước cho giao thông thủy
1. Nhà nước khuyến khích khai thác, sử dụng nguồn nước để phát triển giao thông thủy.
2. Hoạt động giao thông thủy không được gây ô nhiễm nguồn nước, cản trở dòng chảy, gây hư hại lòng, bờ, bãi sông, suối, kênh, rạch và các công trình trên sông; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Việc xây dựng và quản lý các công trình khác liên quan đến nguồn nước phải bảo đảm an toàn và hoạt động bình thường cho các phương tiện giao thông thủy và không được gây ô nhiễm nguồn nước.
Điều 51. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích khác
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, y tế, thể thao, giải trí, du lịch và các mục đích khác phải sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, không được gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, cản trở dòng chảy và các ảnh hưởng xấu khác đến nguồn nước.
Điều 52. Thăm dò, khai thác nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân thăm dò nước dưới đất phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại
4. Hạn chế khai thác nước dưới đất tại các khu vực sau đây:
a) Khu vực có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước;
b) Khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ bị hạ thấp quá mức;
c) Khu vực có nguy cơ sụt, lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất;
d) Khu vực có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng;
đ) Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng.
5. Các hình thức hạn chế khai thác nước dưới đất bao gồm:
a) Hạn chế về đối tượng, mục đích khai thác;
b) Hạn chế về lưu lượng, thời gian khai thác;
c) Hạn chế về số lượng công trình, độ sâu, tầng chứa nước khai thác.
6. Chính phủ quy định cụ thể việc thăm dò, khai thác nước dưới đất.
a) Sự cần thiết phải xây dựng hồ chứa so với các giải pháp công trình khác để thực hiện các nhiệm vụ của quy hoạch;
b) Xác định dòng chảy cần duy trì trên sông, suối theo thời gian ở hạ du hồ chứa được đề xuất trong quy hoạch;
c) Xác định và sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên đối với mỗi hồ chứa đề xuất trong quy hoạch và mức bảo đảm cấp nước đối với từng nhiệm vụ đề ra;
d) Dung tích hồ chứa dành để thực hiện từng nhiệm vụ của hồ chứa trong điều kiện thời tiết bình thường và điều kiện thời tiết bất thường có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu;
đ) Vai trò của các hồ chứa hiện có trên lưu vực sông trong việc bảo đảm thực hiện từng nhiệm vụ của hồ chứa được đề xuất;
e) Trong quá trình lập quy hoạch phải tổ chức lấy ý kiến các đối tượng hưởng lợi và đối tượng có nguy cơ rủi ro trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước do việc xây dựng hồ chứa đề xuất trong quy hoạch gây ra. Mọi ý kiến góp ý phải được giải trình, tiếp thu trong báo cáo gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định quy hoạch.
2. Dự án xây dựng hồ chứa trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
b) Có các hạng mục công trình để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, sử dụng nguồn nước tổng hợp, đa mục tiêu, sử dụng dung tích chết của hồ chứa trong trường hợp hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, bảo đảm sự di cư của các loài cá, sự đi lại của phương tiện vận tải thủy đối với các đoạn sông, suối có hoạt động vận tải thủy;
c) Có ý kiến của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định tại
d) Có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước về các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản này trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa có trách nhiệm:
a) Tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa đã được phê duyệt; bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, an toàn công trình và vùng hạ du của hồ chứa, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
b) Tuân thủ theo lệnh điều hành vận hành hồ chứa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước và các trường hợp khẩn cấp khác;
c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch điều tiết nước hằng năm của hồ chứa; thực hiện kế hoạch, phương án điều hòa, phân phối nguồn nước trên lưu vực sông của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Quan trắc khí tượng, thủy văn và tính toán, dự báo lượng nước đến hồ phục vụ vận hành hồ chứa;
đ) Trường hợp sử dụng mặt nước hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch, giải trí thì phải được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chấp thuận bằng văn bản;
e) Thực hiện chế độ báo cáo; các quy định khác của Luật này và pháp luật có liên quan.
Luật tài nguyên nước 2012
- Số hiệu: 17/2012/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 21/06/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 481 đến số 482
- Ngày hiệu lực: 01/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước
- Điều 5. Phổ biến, giáo dục về tài nguyên nước
- Điều 6. Lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
- Điều 7. Danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước
- Điều 8. Lưu trữ, sử dụng thông tin về tài nguyên nước
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Trách nhiệm của Nhà nước trong điều tra cơ bản tài nguyên nước
- Điều 11. Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước
- Điều 12. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
- Điều 13. Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước
- Điều 14. Chiến lược tài nguyên nước
- Điều 15. Quy hoạch tài nguyên nước
- Điều 16. Nguyên tắc lập quy hoạch tài nguyên nước
- Điều 17. Căn cứ lập quy hoạch tài nguyên nước
- Điều 18. Nội dung của quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước
- Điều 19. Nội dung của quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh và quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 20. Nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước
- Điều 21. Lập, phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước
- Điều 22. Điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước
- Điều 23. Điều kiện của đơn vị tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước
- Điều 24. Công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước
- Điều 25. Trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước
- Điều 26. Phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước
- Điều 27. Ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt
- Điều 28. Quan trắc, giám sát tài nguyên nước
- Điều 29. Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy
- Điều 30. Bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy
- Điều 31. Hành lang bảo vệ nguồn nước
- Điều 32. Bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt
- Điều 33. Bảo vệ chất lượng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản và các hoạt động khác
- Điều 34. Phòng, chống ô nhiễm nước biển
- Điều 35. Bảo vệ nước dưới đất
- Điều 36. Hành nghề khoan nước dưới đất
- Điều 37. Xả nước thải vào nguồn nước
- Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
- Điều 39. Biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả
- Điều 40. Hạn chế thất thoát nước trong các hệ thống cấp nước
- Điều 41. Ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả
- Điều 42. Phát triển khoa học, công nghệ sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả
- Điều 43. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước
- Điều 44. Đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước
- Điều 45. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt
- Điều 46. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp
- Điều 47. Khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện
- Điều 48. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản
- Điều 49. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất công nghiệp, khai thác, chế biến khoáng sản
- Điều 50. Khai thác, sử dụng nguồn nước cho giao thông thủy
- Điều 51. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích khác
- Điều 52. Thăm dò, khai thác nước dưới đất
- Điều 53. Hồ chứa và khai thác, sử dụng nước hồ chứa
- Điều 54. Điều hòa, phân phối tài nguyên nước
- Điều 55. Chuyển nước lưu vực sông
- Điều 56. Bổ sung nhân tạo nước dưới đất
- Điều 57. Gây mưa nhân tạo
- Điều 58. Trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
- Điều 59. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại của nước do thiên tai gây ra
- Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo
- Điều 61. Phòng, chống xâm nhập mặn
- Điều 62. Phòng, chống sụt, lún đất
- Điều 63. Phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông
- Điều 64. Nguồn thu ngân sách nhà nước từ hoạt động tài nguyên nước
- Điều 65. Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
- Điều 66. Nguyên tắc áp dụng trong quan hệ quốc tế về tài nguyên nước
- Điều 67. Trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam đối với nguồn nước liên quốc gia
- Điều 68. Hợp tác quốc tế trong quản lý và phát triển tài nguyên nước
- Điều 69. Giải quyết tranh chấp, bất đồng về nguồn nước liên quốc gia
- Điều 70. Trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 71. Trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 72. Điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông
- Điều 73. Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước
- Điều 74. Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước