Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
2. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
3. Trung gian truyền bệnh là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh.
4. Người mắc bệnh truyền nhiễm là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh.
5. Người mang mầm bệnh truyền nhiễm là người mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhưng không có biểu hiện triệu chứng bệnh.
6. Người tiếp xúc là người có tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và có khả năng mắc bệnh.
7. Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm là người tiếp xúc hoặc người có biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh.
8. Giám sát bệnh truyền nhiễm là việc thu thập thông tin liên tục, có hệ thống về tình hình, chiều hướng của bệnh truyền nhiễm, phân tích, giải thích nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
9. An toàn sinh học trong xét nghiệm là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu hoặc loại trừ nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong cơ sở xét nghiệm, từ cơ sở xét nghiệm ra môi trường và cộng đồng.
10. Vắc xin là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh.
11. Sinh phẩm y tế là sản phẩm có nguồn gốc sinh học được dùng để phòng bệnh, chữa bệnh và chẩn đoán bệnh cho người.
12. Tình trạng miễn dịch là mức độ đề kháng của cá nhân hoặc cộng đồng với một tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
13. Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định.
14. Vùng có dịch là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch.
15. Vùng có nguy cơ dịch là khu vực lân cận với vùng có dịch hoặc xuất hiện các yếu tố gây dịch.
16. Cách ly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.
17. Xử lý y tế là việc thực hiện các biện pháp sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, cách ly y tế, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và các biện pháp y tế khác.
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- Số hiệu: 03/2007/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 21/11/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 27 đến số 28
- Ngày hiệu lực: 01/07/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Phân loại bệnh truyền nhiễm
- Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 6. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 10. Đối tượng của thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 11. Yêu cầu của thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 12. Trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 13. Vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
- Điều 14. Vệ sinh trong cung cấp nước sạch, vệ sinh nguồn nước sinh hoạt
- Điều 15. Vệ sinh trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và động vật khác
- Điều 16. Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Điều 17. Vệ sinh trong xây dựng
- Điều 18. Vệ sinh trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt
- Điều 19. Các hoạt động khác trong vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm
- Điều 20. Hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm
- Điều 21. Nội dung giám sát bệnh truyền nhiễm
- Điều 22. Báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm
- Điều 23. Trách nhiệm giám sát bệnh truyền nhiễm
- Điều 24. Bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm
- Điều 25. Quản lý mẫu bệnh phẩm
- Điều 26. Bảo vệ người làm việc trong phòng xét nghiệm
- Điều 27. Nguyên tắc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
- Điều 28. Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế tự nguyện
- Điều 29. Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc
- Điều 30. Trách nhiệm trong việc tổ chức sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
- Điều 31. Biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 32. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm
- Điều 33. Trách nhiệm của thầy thuốc và nhân viên y tế trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 34. Trách nhiệm của người bệnh, người nhà người bệnh trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 35. Đối tượng và địa điểm kiểm dịch y tế biên giới
- Điều 36. Nội dung kiểm dịch y tế biên giới
- Điều 37. Trách nhiệm trong việc thực hiện kiểm dịch y tế biên giới
- Điều 38. Nguyên tắc, thẩm quyền, thời hạn và điều kiện công bố dịch
- Điều 39. Nội dung công bố dịch
- Điều 40. Điều kiện và thẩm quyền công bố hết dịch
- Điều 41. Đưa tin về tình hình dịch
- Điều 42. Nguyên tắc và thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch
- Điều 43. Nội dung ban bố tình trạng khẩn cấp khi có dịch
- Điều 44. Thẩm quyền bãi bỏ tình trạng khẩn cấp khi hết dịch
- Điều 45. Đưa tin trong tình trạng khẩn cấp về dịch
- Điều 46. Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch
- Điều 47. Khai báo, báo cáo dịch
- Điều 48. Tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 49. Tổ chức cách ly y tế
- Điều 50. Vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch
- Điều 51. Các biện pháp bảo vệ cá nhân
- Điều 52. Các biện pháp chống dịch khác trong thời gian có dịch
- Điều 53. Kiểm soát ra, vào vùng có dịch đối với bệnh dịch thuộc nhóm A
- Điều 54. Các biện pháp được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp về dịch
- Điều 55. Huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống dịch
- Điều 56. Hợp tác quốc tế trong hoạt động chống dịch
- Điều 57. Cơ sở phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 58. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 59. Chế độ đối với người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm và người tham gia chống dịch
- Điều 60. Kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 61. Dự trữ quốc gia cho phòng, chống dịch
- Điều 62. Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch