Chương 5 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM ĐỂ PHÒNG, CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Điều 57. Cơ sở phòng, chống bệnh truyền nhiễm
a) Cơ sở y tế dự phòng;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm gồm có bệnh viện chuyên khoa bệnh truyền nhiễm; khoa truyền nhiễm thuộc bệnh viện đa khoa quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và các cơ sở y tế khác có nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm.
2. Bệnh viện đa khoa quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên phải thành lập khoa truyền nhiễm.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về vị trí, thiết kế, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị và nhân lực của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm.
Điều 58. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Nhà nước có quy hoạch, kế hoạch và ưu tiên đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng về nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
1. Người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm được hưởng các chế độ phụ cấp nghề nghiệp và các chế độ ưu đãi khác.
2. Người tham gia chống dịch được hưởng chế độ phụ cấp chống dịch và được hưởng chế độ rủi ro nghề nghiệp khi bị lây nhiễm bệnh.
3. Trong quá trình chống dịch, khi người tham gia chống dịch dũng cảm cứu người mà bị chết hoặc bị thương thì được xem xét để công nhận là liệt sỹ hoặc thương binh, hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể các chế độ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 60. Kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Vốn viện trợ;
c) Các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Hằng năm, Nhà nước bảo đảm đủ, kịp thời ngân sách cho các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Ngân sách phòng, chống bệnh truyền nhiễm không được sử dụng vào mục đích khác.
Điều 61. Dự trữ quốc gia cho phòng, chống dịch
1. Nhà nước thực hiện việc dự trữ quốc gia về kinh phí, thuốc, hóa chất, thiết bị y tế để phòng, chống dịch.
2. Việc xây dựng, tổ chức, quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia để phòng, chống dịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
Điều 62. Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch
1. Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để hỗ trợ điều trị, chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm và các hoạt động phòng, chống dịch khác.
2. Nguồn tài chính của Quỹ được hình thành trên cơ sở đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- Số hiệu: 03/2007/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 21/11/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 27 đến số 28
- Ngày hiệu lực: 01/07/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Phân loại bệnh truyền nhiễm
- Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 6. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 10. Đối tượng của thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 11. Yêu cầu của thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 12. Trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 13. Vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
- Điều 14. Vệ sinh trong cung cấp nước sạch, vệ sinh nguồn nước sinh hoạt
- Điều 15. Vệ sinh trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và động vật khác
- Điều 16. Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Điều 17. Vệ sinh trong xây dựng
- Điều 18. Vệ sinh trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt
- Điều 19. Các hoạt động khác trong vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm
- Điều 20. Hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm
- Điều 21. Nội dung giám sát bệnh truyền nhiễm
- Điều 22. Báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm
- Điều 23. Trách nhiệm giám sát bệnh truyền nhiễm
- Điều 24. Bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm
- Điều 25. Quản lý mẫu bệnh phẩm
- Điều 26. Bảo vệ người làm việc trong phòng xét nghiệm
- Điều 27. Nguyên tắc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
- Điều 28. Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế tự nguyện
- Điều 29. Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc
- Điều 30. Trách nhiệm trong việc tổ chức sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
- Điều 31. Biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 32. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm
- Điều 33. Trách nhiệm của thầy thuốc và nhân viên y tế trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 34. Trách nhiệm của người bệnh, người nhà người bệnh trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 35. Đối tượng và địa điểm kiểm dịch y tế biên giới
- Điều 36. Nội dung kiểm dịch y tế biên giới
- Điều 37. Trách nhiệm trong việc thực hiện kiểm dịch y tế biên giới
- Điều 38. Nguyên tắc, thẩm quyền, thời hạn và điều kiện công bố dịch
- Điều 39. Nội dung công bố dịch
- Điều 40. Điều kiện và thẩm quyền công bố hết dịch
- Điều 41. Đưa tin về tình hình dịch
- Điều 42. Nguyên tắc và thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch
- Điều 43. Nội dung ban bố tình trạng khẩn cấp khi có dịch
- Điều 44. Thẩm quyền bãi bỏ tình trạng khẩn cấp khi hết dịch
- Điều 45. Đưa tin trong tình trạng khẩn cấp về dịch
- Điều 46. Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch
- Điều 47. Khai báo, báo cáo dịch
- Điều 48. Tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 49. Tổ chức cách ly y tế
- Điều 50. Vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch
- Điều 51. Các biện pháp bảo vệ cá nhân
- Điều 52. Các biện pháp chống dịch khác trong thời gian có dịch
- Điều 53. Kiểm soát ra, vào vùng có dịch đối với bệnh dịch thuộc nhóm A
- Điều 54. Các biện pháp được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp về dịch
- Điều 55. Huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống dịch
- Điều 56. Hợp tác quốc tế trong hoạt động chống dịch
- Điều 57. Cơ sở phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 58. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 59. Chế độ đối với người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm và người tham gia chống dịch
- Điều 60. Kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Điều 61. Dự trữ quốc gia cho phòng, chống dịch
- Điều 62. Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch