Chương 2 Luật Phá sản 2014
ĐƠN VÀ THỤ LÝ ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN
Điều 26. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ
1. Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, chủ nợ quy định tại
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
c) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Khoản nợ đến hạn.
Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.
3. Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Điều 27. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, đại diện công đoàn
1. Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, người lao động, đại diện công đoàn quy định tại
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
c) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả cho người lao động.
Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn.
3. Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
4. Kể từ ngày nộp đơn, người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ theo quy định của Luật này.
Điều 28. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
đ) Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:
a) Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ thời gian hoạt động;
b) Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp, hợp tác xã mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;
c) Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;
đ) Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã;
e) Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).
4. Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
5. Những người theo quy định tại
1. Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã quy định tại
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung theo quy định tại
Điều 30. Phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
b) Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.
2. Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Điều 31. Phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về quy chế làm việc của Tổ Thẩm phán quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 32. Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:
a) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
b) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 hoặc
c) Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;
d) Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2. Thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản và gửi cho người nộp đơn và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán biết.
1. Tòa án nhân dân xử lý đơn theo quy định tại
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định chuyển đơn thì người nộp đơn hoặc Tòa án nhân dân được chuyển đơn có quyền đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét lại việc chuyển đơn.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp giải quyết đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn. Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng.
Điều 34. Thông báo sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ nội dung quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 hoặc
Điều 35. Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau:
a) Người nộp đơn không đúng theo quy định tại
b) Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại
c) Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
d) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại
đ) Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
2. Quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải nêu rõ lý do trả lại đơn. Tòa án nhân dân có trách nhiệm gửi quyết định này cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Điều 36. Đề nghị xem xét lại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân, người yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại, kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu phải ra một trong các quyết định sau:
a) Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
b) Hủy quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn theo quy định của Luật này.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu xem xét lại, kiến nghị về việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp phải ra một trong các quyết định sau:
a) Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
b) Hủy quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và yêu cầu Tòa án nhân dân thụ lý đơn theo quy định của Luật này.
5. Quyết định giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng. Quyết định này phải được gửi cho người yêu cầu, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Viện kiểm sát nhân dân đã kiến nghị và Tòa án nhân dân đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án nhân dân để các bên thương lượng việc rút đơn.
Tòa án nhân dân ấn định thời gian thương lượng nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.
2. Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Tòa án nhân dân trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Trường hợp thương lượng không thành hoặc hết thời hạn thương lượng mà các bên không tiến hành thương lượng thì Tòa án nhân dân thông báo cho người nộp đơn nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật này.
4. Việc thương lượng của các bên theo quy định tại Điều này không được trái với quy định của pháp luật về phá sản.
Điều 38. Thủ tục nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Tòa án nhân dân dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản và thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Trường hợp có đề nghị thương lượng thì việc thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thực hiện theo quy định tại
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thực hiện việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản như sau:
a) Nộp lệ phí phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự;
b) Nộp tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án nhân dân mở tại ngân hàng.
Điều 39. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.
Điều 40. Thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án nhân dân phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, các cơ quan, tổ chức đang giải quyết vụ việc liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do các bên cung cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân phải thông báo cho các chủ nợ do doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp.
2. Trường hợp người nộp đơn không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án nhân dân, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xuất trình cho Tòa án nhân dân các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân thụ lý vụ việc phá sản, việc tạm đình chỉ thực hiện nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện như sau:
1. Cơ quan thi hành án dân sự phải tạm đình chỉ thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án, trừ bản án, quyết định buộc doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự hoặc trả lương cho người lao động. Việc tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
2. Tòa án nhân dân, Trọng tài phải tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự. Thủ tục tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về trọng tài thương mại.
Tòa án nhân dân phải tách và tạm đình chỉ giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự, hành chính liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự. Thủ tục tách và tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng hành chính;
3. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tạm đình chỉ việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với các chủ nợ có bảo đảm.
Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì xử lý theo quy định tại
Luật Phá sản 2014
- Số hiệu: 51/2014/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 19/06/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 683 đến số 684
- Ngày hiệu lực: 01/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật phá sản
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Điều 6. Thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
- Điều 7. Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan
- Điều 8. Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân
- Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản
- Điều 10. Từ chối hoặc thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản
- Điều 11. Cá nhân, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
- Điều 12. Điều kiện hành nghề Quản tài viên
- Điều 13. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
- Điều 14. Cá nhân không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
- Điều 15. Thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên
- Điều 16. Quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
- Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự
- Điều 18. Quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản
- Điều 19. Quyền, nghĩa vụ của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Điều 20. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
- Điều 21. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết phá sản
- Điều 22. Lệ phí phá sản
- Điều 23. Chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
- Điều 24. Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
- Điều 25. Việc yêu cầu, cấp, thông báo văn bản trong giải quyết phá sản
- Điều 26. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ
- Điều 27. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, đại diện công đoàn
- Điều 28. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
- Điều 29. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã
- Điều 30. Phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Điều 31. Phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Điều 32. Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Điều 33. Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền và giải quyết đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn
- Điều 34. Thông báo sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Điều 35. Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Điều 36. Đề nghị xem xét lại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Điều 37. Thương lượng giữa chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
- Điều 38. Thủ tục nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
- Điều 39. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Điều 40. Thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Điều 41. Tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản
- Điều 42. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
- Điều 43. Thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
- Điều 44. Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
- Điều 45. Chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
- Điều 46. Thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
- Điều 47. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
- Điều 48. Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
- Điều 49. Giám sát hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
- Điều 50. Ủy thác tư pháp trong việc giải quyết phá sản
- Điều 51. Xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản
- Điều 52. Xác định tiền lãi đối với khoản nợ
- Điều 53. Xử lý khoản nợ có bảo đảm
- Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản
- Điều 55. Nghĩa vụ về tài sản trong trường hợp nghĩa vụ liên đới hoặc bảo lãnh
- Điều 56. Trả lại tài sản thuê hoặc mượn khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản
- Điều 57. Trả lại tài sản nhận bảo đảm
- Điều 58. Nhận lại hàng hóa đã bán
- Điều 59. Giao dịch bị coi là vô hiệu
- Điều 60. Tuyên bố giao dịch vô hiệu
- Điều 61. Tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực
- Điều 62. Thanh toán, bồi thường thiệt hại khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện
- Điều 63. Bù trừ nghĩa vụ
- Điều 64. Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
- Điều 65. Kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
- Điều 66. Gửi giấy đòi nợ
- Điều 67. Lập danh sách chủ nợ
- Điều 68. Lập danh sách người mắc nợ
- Điều 69. Đăng ký giao dịch bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
- Điều 70. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 71. Xử lý việc tạm đình chỉ thi hành án dân sự, giải quyết vụ việc
- Điều 72. Giải quyết việc đình chỉ thi hành án dân sự, giải quyết vụ việc
- Điều 73. Nghĩa vụ của ngân hàng nơi doanh nghiệp hợp tác xã có tài khoản
- Điều 74. Nghĩa vụ của người lao động
- Điều 75. Triệu tập và gửi thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ
- Điều 76. Nguyên tắc tiến hành Hội nghị chủ nợ
- Điều 77. Quyền tham gia Hội nghị chủ nợ
- Điều 78. Nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ
- Điều 79. Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ
- Điều 80. Hoãn Hội nghị chủ nợ
- Điều 81. Nội dung và trình tự Hội nghị chủ nợ
- Điều 82. Ban đại diện chủ nợ
- Điều 83. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ
- Điều 84. Gửi Nghị quyết Hội nghị chủ nợ
- Điều 85. Đề nghị, kiến nghị xem xét lại và giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ
- Điều 86. Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản
- Điều 87. Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- Điều 88. Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- Điều 89. Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- Điều 90. Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã
- Điều 91. Nội dung và trình tự Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- Điều 92. Công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã
- Điều 93. Giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- Điều 94. Sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- Điều 95. Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
- Điều 96. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
- Điều 97. Áp dụng quy định về thủ tục phá sản tổ chức tín dụng
- Điều 98. Quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Điều 99. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng
- Điều 100. Hoàn trả khoản vay đặc biệt
- Điều 101. Thứ tự phân chia tài sản
- Điều 102. Trả lại tài sản nhận ủy thác, nhận giữ hộ khi tổ chức tín dụng bị tuyên bố phá sản và thanh lý tài sản phá sản
- Điều 103. Giao dịch của tổ chức tín dụng trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt
- Điều 104. Quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản
- Điều 105. Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn
- Điều 106. Quyết định tuyên bố phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành
- Điều 107. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ
- Điều 108. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
- Điều 109. Gửi và thông báo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
- Điều 110. Nghĩa vụ về tài sản sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
- Điều 111. Đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
- Điều 112. Giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
- Điều 113. Xem xét đơn đề nghị, kiến nghị theo thủ tục đặc biệt
- Điều 114. Xử lý tranh chấp tài sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
- Điều 115. Xử lý trường hợp có tranh chấp tài sản trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
- Điều 116. Người tham gia thủ tục phá sản là người nước ngoài
- Điều 117. Ủy thác tư pháp của Tòa án nhân dân Việt Nam đối với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
- Điều 118. Thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định giải quyết phá sản của Tòa án nước ngoài
- Điều 119. Thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản
- Điều 120. Thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản
- Điều 121. Yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức thực hiện thanh lý tài sản
- Điều 122. Định giá tài sản
- Điều 123. Định giá lại tài sản
- Điều 124. Bán tài sản
- Điều 125. Thu hồi lại tài sản trong trường hợp có vi phạm
- Điều 126. Đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản
- Điều 127. Xử lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phát sinh sau khi quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
- Điều 128. Giải quyết khiếu nại việc thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản