Mục 5 Chương 2 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006
Mục 5. TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ NƯỚC ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 39. Điều kiện để tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Tổ chức sự nghiệp được đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Là tổ chức sự nghiệp thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
2. Được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ giao nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
3. Người lãnh đạo điều hành tổ chức sự nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
4. Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức sự nghiệp là hoạt động phi lợi nhuận.
Điều 40. Các trường hợp tổ chức sự nghiệp được đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Tổ chức sự nghiệp được đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
2. Thực hiện thoả thuận quốc tế do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài;
3. Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định.
Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
1. Tổ chức sự nghiệp có các quyền sau đây:
a) Tổ chức tuyển chọn, đào tạo và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
b) Ký kết Hợp đồng cung ứng lao động với đối tác nước ngoài, ký kết Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động theo quy định tại
c) Yêu cầu người lao động giới thiệu người bảo lãnh;
d) Được thu một khoản tiền của người lao động để chi phí cho việc thực hiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế quy định tại
đ) Yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra theo quy định của pháp luật;
e) Khiếu nại, khởi kiện về quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
g) Đơn phương thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng không về nước hoặc tổ chức sự nghiệp đã ba lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, mà người lao động hoặc người được ủy quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh lý hợp đồng.
2. Tổ chức sự nghiệp có các nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng phương án tổ chức thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động (nếu có), Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và phương án tổ chức thực hiện trước khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
c) Định kỳ, đột xuất báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
d) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với quy định của điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại
đ) Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài, giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài; cử cán bộ đại diện để phối hợp với bên nước ngoài quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài tùy theo yêu cầu của từng thị trường lao động;
e) Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động theo quy định của pháp luật.
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006
- Số hiệu: 72/2006/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 340 đến số 341
- Ngày hiệu lực: 01/07/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nội dung hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 6. Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 9. Điều kiện cấp Giấy phép
- Điều 10. Hồ sơ, thủ tục và lệ phí cấp Giấy phép
- Điều 11. Đổi Giấy phép
- Điều 12. Cấp lại Giấy phép
- Điều 13. Công bố Giấy phép
- Điều 14. Đình chỉ có thời hạn hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 15. Nộp lại Giấy phép, thu hồi Giấy phép
- Điều 16. Chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 17. Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Hợp đồng lao động
- Điều 18. Đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động
- Điều 19. Hồ sơ đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động
- Điều 20. Tiền môi giới
- Điều 21. Tiền dịch vụ
- Điều 22. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ
- Điều 23. Tiền ký quỹ của người lao động
- Điều 24. Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp nộp lại hoặc bị thu hồi Giấy phép
- Điều 25. Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp bị giải thể
- Điều 26. Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp bị phá sản
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ
- Điều 28. Điều kiện đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án mà doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài
- Điều 29. Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu
- Điều 31. Điều kiện đưa người lao động đi làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài
- Điều 32. Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 33. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 34. Điều kiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề
- Điều 35. Hợp đồng nhận lao động thực tập, Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập và Hợp đồng thực tập nâng cao tay nghề
- Điều 36. Đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập
- Điều 37. Hồ sơ đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập
- Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề
- Điều 39. Điều kiện để tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 40. Các trường hợp tổ chức sự nghiệp được đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 42. Điều kiện để người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài
- Điều 43. Hồ sơ đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 44. Quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 45. Nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài
- Điều 48. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề
- Điều 49. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp
- Điều 50. Điều kiện đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân
- Điều 51. Hợp đồng cá nhân
- Điều 52. Hồ sơ, thủ tục đăng ký Hợp đồng cá nhân
- Điều 53. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân
- Điều 54. Điều kiện của người bảo lãnh
- Điều 55. Phạm vi bảo lãnh
- Điều 56. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Điều 57. Hợp đồng bảo lãnh
- Điều 58. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Điều 61. Mục đích dạy nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết
- Điều 62. Trách nhiệm của người lao động trong việc học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết
- Điều 63. Dạy nghề, dạy ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 64. Chính sách đối với cơ sở dạy nghề
- Điều 65. Bồi dưỡng kiến thức cần thiết
- Điều 66. Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
- Điều 67. Nguồn hình thành Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
- Điều 68. Thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
- Điều 69. Nội dung quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 70. Trách nhiệm quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 71. Trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài
- Điều 72. Thanh tra về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 73. Giải quyết tranh chấp
- Điều 74. Xử lý vi phạm
- Điều 75. Xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 76. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 77. Điều khoản áp dụng đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành
- Điều 78. Hồ sơ, thủ tục đổi Giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành
- Điều 79. Hiệu lực thi hành
- Điều 80. Hướng dẫn thi hành