Mục 3 Chương 2 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006
Mục 3. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư ra nước ngoài được đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép;
2. Chỉ được đưa người lao động đi làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài;
3. Có phương án sử dụng và quản lý người lao động ở nước ngoài; có phương án tài chính đưa người lao động về nước trong trường hợp bất khả kháng;
4. Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật Việt Nam.
Điều 32. Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
1. Chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài phải gửi Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đầu tư và tóm tắt nội dung dự án đầu tư ra nước ngoài, danh sách người lao động ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm các nội dung sau đây:
a) Phương án sử dụng và quản lý người lao động, trong đó nêu rõ số lượng người lao động đưa đi, ngành, nghề, thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, điều kiện sinh hoạt, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác có liên quan đến người lao động;
b) Phương án tài chính đưa người lao động về nước trong trường hợp bất khả kháng.
3. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, nếu không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
2. Trực tiếp tổ chức đưa đi, quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài;
3. Ký kết và thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có nội dung phù hợp với quy định tại
4. Bảo đảm quyền lợi của người lao động, giải quyết các vấn đề phát sinh theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
5. Bảo đảm điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật Việt Nam;
6. Bảo đảm để người lao động được kiểm tra sức khỏe định kỳ và khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn. Trường hợp người lao động không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải tổ chức và chịu chi phí đưa người lao động về nước;
7. Tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước và chịu mọi chi phí liên quan; thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp khác theo pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và quy định của pháp luật Việt Nam;
8. Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
9. Định kỳ hằng năm, đột xuất báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006
- Số hiệu: 72/2006/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 340 đến số 341
- Ngày hiệu lực: 01/07/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nội dung hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 6. Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 9. Điều kiện cấp Giấy phép
- Điều 10. Hồ sơ, thủ tục và lệ phí cấp Giấy phép
- Điều 11. Đổi Giấy phép
- Điều 12. Cấp lại Giấy phép
- Điều 13. Công bố Giấy phép
- Điều 14. Đình chỉ có thời hạn hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 15. Nộp lại Giấy phép, thu hồi Giấy phép
- Điều 16. Chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 17. Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Hợp đồng lao động
- Điều 18. Đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động
- Điều 19. Hồ sơ đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động
- Điều 20. Tiền môi giới
- Điều 21. Tiền dịch vụ
- Điều 22. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ
- Điều 23. Tiền ký quỹ của người lao động
- Điều 24. Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp nộp lại hoặc bị thu hồi Giấy phép
- Điều 25. Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp bị giải thể
- Điều 26. Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp bị phá sản
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ
- Điều 28. Điều kiện đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án mà doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài
- Điều 29. Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu
- Điều 31. Điều kiện đưa người lao động đi làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài
- Điều 32. Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 33. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 34. Điều kiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề
- Điều 35. Hợp đồng nhận lao động thực tập, Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập và Hợp đồng thực tập nâng cao tay nghề
- Điều 36. Đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập
- Điều 37. Hồ sơ đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập
- Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề
- Điều 39. Điều kiện để tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 40. Các trường hợp tổ chức sự nghiệp được đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 42. Điều kiện để người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài
- Điều 43. Hồ sơ đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 44. Quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 45. Nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài
- Điều 48. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề
- Điều 49. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp
- Điều 50. Điều kiện đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân
- Điều 51. Hợp đồng cá nhân
- Điều 52. Hồ sơ, thủ tục đăng ký Hợp đồng cá nhân
- Điều 53. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân
- Điều 54. Điều kiện của người bảo lãnh
- Điều 55. Phạm vi bảo lãnh
- Điều 56. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Điều 57. Hợp đồng bảo lãnh
- Điều 58. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Điều 61. Mục đích dạy nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết
- Điều 62. Trách nhiệm của người lao động trong việc học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết
- Điều 63. Dạy nghề, dạy ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 64. Chính sách đối với cơ sở dạy nghề
- Điều 65. Bồi dưỡng kiến thức cần thiết
- Điều 66. Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
- Điều 67. Nguồn hình thành Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
- Điều 68. Thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
- Điều 69. Nội dung quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 70. Trách nhiệm quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 71. Trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài
- Điều 72. Thanh tra về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 73. Giải quyết tranh chấp
- Điều 74. Xử lý vi phạm
- Điều 75. Xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 76. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 77. Điều khoản áp dụng đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành
- Điều 78. Hồ sơ, thủ tục đổi Giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành
- Điều 79. Hiệu lực thi hành
- Điều 80. Hướng dẫn thi hành