Điều 7 Luật ngân sách nhà nước 2015
Điều 7. Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước
1. Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện. Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.
2. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
3. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
4. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
b) Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.
5. Bội chi ngân sách địa phương:
a) Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
6. Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:
a) Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;
b) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;
c) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.
Luật ngân sách nhà nước 2015
- Số hiệu: 83/2015/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 25/06/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 873 đến số 874
- Ngày hiệu lực: 01/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng pháp luật
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Phạm vi ngân sách nhà nước
- Điều 6. Hệ thống ngân sách nhà nước
- Điều 7. Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước
- Điều 8. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
- Điều 9. Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách
- Điều 10. Dự phòng ngân sách nhà nước
- Điều 11. Quỹ dự trữ tài chính
- Điều 12. Điều kiện thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước
- Điều 13. Kế toán, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước
- Điều 14. Năm ngân sách
- Điều 15. Công khai ngân sách nhà nước
- Điều 16. Giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng
- Điều 17. Kế hoạch tài chính 05 năm
- Điều 18. Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước
- Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội
- Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội
- Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội
- Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội
- Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
- Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước
- Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
- Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương
- Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp
- Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán ngân sách
- Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư
- Điều 34. Quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước
- Điều 35. Nguồn thu của ngân sách trung ương
- Điều 36. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương
- Điều 37. Nguồn thu của ngân sách địa phương
- Điều 38. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
- Điều 39. Nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương
- Điều 40. Xác định số bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp
- Điều 41. Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm
- Điều 42. Yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm
- Điều 43. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm
- Điều 44. Thời gian hướng dẫn lập, xây dựng, tổng hợp, quyết định và giao dự toán ngân sách nhà nước
- Điều 45. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc lập dự toán ngân sách hằng năm
- Điều 46. Thảo luận và quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách hằng năm
- Điều 47. Các tài liệu trình dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách
- Điều 48. Lập lại dự toán ngân sách nhà nước
- Điều 49. Phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước
- Điều 50. Yêu cầu và thời hạn về phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước
- Điều 51. Tạm cấp ngân sách
- Điều 52. Điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước
- Điều 53. Điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách
- Điều 54. Tổ chức điều hành ngân sách nhà nước
- Điều 55. Tổ chức thu ngân sách nhà nước
- Điều 56. Tổ chức chi ngân sách nhà nước
- Điều 57. Ứng trước dự toán ngân sách năm sau
- Điều 58. Xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước
- Điều 59. Xử lý tăng, giảm thu, chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước
- Điều 60. Báo cáo tình hình chấp hành ngân sách nhà nước
- Điều 61. Quản lý, sử dụng ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách
- Điều 62. Quản lý ngân quỹ nhà nước
- Điều 63. Kế toán, quyết toán ngân sách nhà nước
- Điều 64. Xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm
- Điều 65. Yêu cầu quyết toán ngân sách nhà nước
- Điều 66. Duyệt quyết toán ngân sách nhà nước
- Điều 67. Thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước
- Điều 68. Lập quyết toán ngân sách nhà nước của đơn vị dự toán ngân sách và chủ đầu tư
- Điều 69. Thời hạn và trình tự quyết toán ngân sách địa phương
- Điều 70. Thời hạn và trình tự quyết toán ngân sách nhà nước
- Điều 71. Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, báo cáo quyết toán ngân sách địa phương
- Điều 72. Xử lý kết dư ngân sách nhà nước
- Điều 73. Xử lý các khoản thu, chi ngân sách nhà nước không đúng quy định sau khi quyết toán ngân sách nhà nước được phê chuẩn