Chương 7 Luật năng lượng nguyên tử 2008
VẬN CHUYỂN VÀ NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU VẬT LIỆU PHÓNG XẠ, THIẾT BỊ HẠT NHÂN
Mục 1. VẬN CHUYỂN
Điều 60. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân vận chuyển vật liệu phóng xạ
1. Tổ chức, cá nhân chỉ được vận chuyển vật liệu phóng xạ sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
2. Tổ chức, cá nhân vận tải không được từ chối vận chuyển vật liệu phóng xạ đã được đóng gói theo quy định tại
Điều 61. Đóng gói các kiện hàng phóng xạ để vận chuyển
1. Vật liệu phóng xạ phải được đóng gói trong các kiện hàng phóng xạ trước khi vận chuyển, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
2. Kiện hàng phóng xạ được thiết kế, chế tạo, thử nghiệm bảo đảm an toàn tương xứng với mức độ nguy hiểm của vật liệu phóng xạ và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng.
3. Kiện hàng phóng xạ chỉ được dùng để chứa vật liệu phóng xạ và các tài liệu, vật phụ trợ cần thiết liên quan đến vật liệu phóng xạ được vận chuyển.
4. Việc đóng gói vật liệu phóng xạ để vận chuyển được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Điều 62. Kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và kế hoạch ứng phó sự cố khi vận chuyển
1. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển vật liệu phóng xạ phải lập và thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có phương án bảo vệ an toàn cho người trực tiếp tham gia vận chuyển và những người có liên quan khác; kiểm tra sự nhiễm bẩn phóng xạ của kiện hàng, khu vực chuẩn bị kiện hàng phóng xạ, khu vực kho và các phương tiện vận chuyển; lập và lưu giữ hồ sơ kiểm tra;
b) Nhân viên tham gia vào quá trình vận chuyển phải được đào tạo, cập nhật kiến thức về an toàn bức xạ, có hiểu biết về quy tắc phòng cháy, chữa cháy và quy định về vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ;
c) Xây dựng, kiểm soát lộ trình vận chuyển; phòng ngừa việc thất lạc vật liệu phóng xạ, việc chiếm đoạt, phá hoại vật liệu phóng xạ.
a) Quy định cụ thể nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân khi có sự cố xảy ra;
b) Thông báo khẩn cấp cho các cơ quan có thẩm quyền về sự cố;
c) Có biện pháp và phương tiện kỹ thuật cần thiết ứng phó sự cố;
d) Cảnh báo cho dân chúng xung quanh nơi xảy ra sự cố;
đ) Khoanh vùng cách ly, ngăn chặn tiếp cận, khắc phục việc nhiễm bẩn phóng xạ;
e) Cấp cứu nạn nhân.
3. Kế hoạch ứng phó sự cố trong vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ có mức độ nguy hiểm trên trung bình và vận chuyển vật liệu hạt nhân phải được diễn tập và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép thẩm định.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi tiết việc lập kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và kế hoạch ứng phó sự cố trong vận chuyển vật liệu phóng xạ.
Điều 63. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong vận chuyển
1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gửi hàng:
a) Xin cấp giấy phép vận chuyển vật liệu phóng xạ;
b) Đóng gói vận chuyển vật liệu phóng xạ theo quy định tại
c) Thông báo cho tổ chức, cá nhân vận chuyển những yêu cầu về an toàn, an ninh và cung cấp những tài liệu liên quan đến hàng vận chuyển;
d) Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận chuyển hướng dẫn nhân viên vận chuyển thực hiện quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển;
đ) Lưu giữ hồ sơ về việc gửi hàng.
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vận chuyển:
a) Kiểm tra điều kiện an toàn của hàng gửi theo quy định;
b) Tuân thủ các quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển; chỉ chấp nhận vận chuyển khi hàng gửi có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, đóng gói bảo đảm an toàn trong vận chuyển;
c) Phối hợp với tổ chức, cá nhân gửi hàng hướng dẫn nhân viên vận chuyển thực hiện quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển;
d) Báo cáo ngay với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi kiện hàng phóng xạ không có người nhận.
3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận hàng:
a) Phối hợp với tổ chức, cá nhân gửi hàng, tổ chức, cá nhân vận chuyển tiếp nhận an toàn, đúng hạn, nhanh chóng giải phóng kiện hàng phóng xạ ra khỏi nơi nhận hàng;
b) Tham gia khắc phục hậu quả cùng với tổ chức, cá nhân liên quan khi sự cố xảy ra;
c) Báo cáo ngay cho tổ chức, cá nhân gửi hàng và cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện hàng hóa nhận được không đúng với hợp đồng vận chuyển về chủng loại, số lượng, kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ.
4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lưu giữ kiện hàng phóng xạ tại kho trung chuyển:
a) Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận chuyển, tổ chức, cá nhân nhận hàng tiếp nhận an toàn, nhanh chóng giải phóng các kiện hàng phóng xạ ra khỏi nơi nhận hàng;
b) Tham gia khắc phục hậu quả cùng với các bên liên quan khi sự cố xảy ra;
c) Báo cáo ngay với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện các kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ; kiện hàng phóng xạ không có người nhận.
5. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc vận chuyển phải thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và ứng phó sự cố quy định tại
Điều 65. Kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân
a) Vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân chỉ được nhập khẩu, xuất khẩu khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Vật liệu phóng xạ phải được đóng gói trong kiện hàng theo quy định tại
2. Cơ quan hải quan phải ưu tiên làm thủ tục thông quan vật liệu phóng xạ đáp ứng đầy đủ quy định tại khoản 1 Điều này; nếu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền buộc phải khắc phục trước khi thông quan hoặc tái xuất hoặc tịch thu.
4. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền buộc phải khắc phục trước khi thông quan.
5. Chính phủ quy định cụ thể cơ chế phối hợp giữa cơ quan hải quan, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, các cơ quan liên quan trong việc kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân tại cửa khẩu.
Điều 66. Kiểm soát nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ
1. Hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ không có trong danh mục được phép nhập khẩu hoặc có trong danh mục được phép nhập khẩu nhưng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ quá mức quy định thì không được phép nhập khẩu.
2. Hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ được phép nhập khẩu phải ghi rõ trên nhãn.
3. Bộ Y tế quy định danh mục sản phẩm tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ được phép nhập khẩu và mức chiếu xạ đối với hàng hóa tiêu dùng trên cơ sở kết quả thẩm định an toàn của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
Điều 67. Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu nghi ngờ chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ
1. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân phối hợp với cơ quan hải quan triển khai các biện pháp cần thiết để phát hiện, kiểm tra hàng hóa nhập khẩu nghi ngờ chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ.
2. Khi phát hiện hàng hóa nhập khẩu chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ, cơ quan hải quan dừng làm thủ tục thông quan, thông báo cho chủ hàng để xử lý bằng các biện pháp sau đây:
a) Áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác hại đối với con người, môi trường;
b) Áp dụng các biện pháp loại bỏ chất phóng xạ, tẩy xạ hàng hóa chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ, trừ trường hợp tái xuất ngay.
3. Cơ quan hải quan phối hợp với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân kiểm soát việc thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Sau khi áp dụng các biện pháp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này mà hàng hóa đủ điều kiện nhập khẩu thì tiếp tục cho làm thủ tục thông quan, trường hợp không đủ điều kiện thì buộc tái xuất.
5. Chủ hàng có trách nhiệm khắc phục mọi hậu quả do hàng hóa nhập khẩu chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ gây ra tại bến cảng.
Luật năng lượng nguyên tử 2008
- Số hiệu: 18/2008/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 03/06/2008
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 531 đến số 532
- Ngày hiệu lực: 01/01/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng pháp luật và điều ước quốc tế
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
- Điều 6. Nguyên tắc hoạt động và bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
- Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
- Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân
- Điều 9. Hội đồng phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia và Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia
- Điều 10. Kiểm soát hạt nhân
- Điều 11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
- Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 13. Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử
- Điều 14. Trách nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử
- Điều 15. Điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử
- Điều 16. Phát triển nguồn nhân lực
- Điều 17. Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử
- Điều 18. Công việc bức xạ
- Điều 19. Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ
- Điều 20. Báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ
- Điều 21. Kiểm soát chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra
- Điều 22. An ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân
- Điều 23. Bảo vệ nhiều lớp
- Điều 24. Kiểm xạ khu vực làm việc
- Điều 25. Xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng
- Điều 26. Trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ
- Điều 27. Trách nhiệm của nhân viên bức xạ
- Điều 28. Chứng chỉ nhân viên bức xạ
- Điều 29. Hồ sơ an toàn bức xạ
- Điều 30. Xử lý tình huống nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp, chưa được khai báo
- Điều 31. Lưu giữ và thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ
- Điều 32. Hạn chế tác hại của chiếu xạ tự nhiên đối với con người
- Điều 33. Trách nhiệm quy định chi tiết về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, an ninh các nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt nhân
- Điều 34. Cơ sở bức xạ và thiết kế cơ sở bức xạ
- Điều 35. Báo cáo phân tích an toàn và báo cáo đánh giá an toàn đối với cơ sở bức xạ
- Điều 36. Tháo dỡ, tẩy xạ cơ sở bức xạ
- Điều 37. Cơ sở hạt nhân và thiết kế cơ sở hạt nhân
- Điều 38. Phê duyệt địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân
- Điều 39. Báo cáo phân tích an toàn và báo cáo đánh giá an toàn đối với cơ sở hạt nhân
- Điều 40. Tháo dỡ, tẩy xạ cơ sở hạt nhân, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ
- Điều 41. Xây dựng và vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu
- Điều 42. Kiểm tra an toàn đối với xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động của lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu
- Điều 43. Kiểm tra lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu an toàn đối với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu
- Điều 44. Bảo vệ, quan trắc phóng xạ môi trường đối với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu
- Điều 45. Yêu cầu đối với nhà máy điện hạt nhân
- Điều 46. Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân
- Điều 47. Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân
- Điều 48. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân
- Điều 49. Thi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân
- Điều 50. Vận hành nhà máy điện hạt nhân
- Điều 51. Kiểm tra an toàn đối với xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu an toàn lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân
- Điều 52. Bảo vệ, quan trắc phóng xạ môi trường đối với nhà máy điện hạt nhân
- Điều 53. Kiểm tra thường xuyên tình trạng an toàn, an ninh của nhà máy điện hạt nhân
- Điều 54. Báo cáo thực trạng an toàn nhà máy điện hạt nhân
- Điều 55. Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn nhà máy điện hạt nhân
- Điều 56. Trách nhiệm bảo đảm nguồn nhân lực của tổ chức có nhà máy điện hạt nhân
- Điều 57. Công tác thông tin đại chúng
- Điều 58. Báo cáo đánh giá an toàn đối với cơ sở thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ
- Điều 59. Trách nhiệm của cơ sở thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ trong việc phục hồi môi trường
- Điều 60. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân vận chuyển vật liệu phóng xạ
- Điều 61. Đóng gói các kiện hàng phóng xạ để vận chuyển
- Điều 62. Kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và kế hoạch ứng phó sự cố khi vận chuyển
- Điều 63. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong vận chuyển
- Điều 64. Kiểm soát an toàn đối với vận chuyển quá cảnh vật liệu phóng xạ và hoạt động của tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân
- Điều 65. Kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân
- Điều 66. Kiểm soát nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ
- Điều 67. Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu nghi ngờ chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ
- Điều 68. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
- Điều 69. Điều kiện hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
- Điều 70. Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
- Điều 71. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
- Điều 72. Khai báo chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân
- Điều 73. Giấy phép tiến hành công việc bức xạ
- Điều 74. Thời hạn của giấy phép tiến hành công việc bức xạ
- Điều 75. Điều kiện cấp giấy phép
- Điều 76. Các loại hồ sơ xin cấp giấy phép
- Điều 77. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy phép
- Điều 78. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép
- Điều 79. Thu hồi giấy phép
- Điều 80. Phí và lệ phí
- Điều 81. Trách nhiệm quy định, hướng dẫn việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ
- Điều 82. Sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân
- Điều 83. Kế hoạch ứng phó sự cố
- Điều 84. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan khi sự cố xảy ra
- Điều 85. Nguyên tắc cung cấp thông tin về sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân
- Điều 86. Ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân khi có tình trạng khẩn cấp
- Điều 87. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bức xạ, thiệt hại hạt nhân
- Điều 88. Mức bồi thường thiệt hại bức xạ, thiệt hại hạt nhân
- Điều 89. Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại bức xạ, thiệt hại hạt nhân
- Điều 90. Bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
- Điều 91. Quỹ hỗ trợ khắc phục thiệt hại hạt nhân