Chương 5 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000
Chương 5:
TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Điều 94. Vốn pháp định, vốn điều lệ
1. Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định.
Điều 95. Ký quỹ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.
2. Chính phủ quy định mức tiền ký quỹ và cách thức sử dụng tiền ký quỹ.
Điều 96. Dự phòng nghiệp vụ
1. Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
2. Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định.
2. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Điều 98. Đầu tư vốn
1. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây:
a) Mua trái phiếu Chính phủ;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
c) Kinh doanh bất động sản;
d) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
e) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.
Điều 99. Thu, chi tài chính
1. Thu, chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 100. Năm tài chính
Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm dương lịch. Năm tài chính đầu tiên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt đầu từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động và kết thúc vào ngày cuối cùng của năm đó.
Điều 101. Chế độ kế toán
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện chế độ kế toán áp dụng đối với kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kế toán.
Điều 102. Kiểm toán
Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận.
Điều 103. Báo cáo tài chính
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo các quy định của pháp luật về kế toán và báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Ngoài những báo cáo định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải báo cáo Bộ Tài chính trong những trường hợp sau đây:
a) Khi xảy ra những diễn biến không bình thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khi không bảo đảm các yêu cầu về tài chính theo quy định để thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm.
Điều 104. Công khai báo cáo tài chính
Sau khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công bố các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000
- Số hiệu: 24/2000/QH10
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 09/12/2000
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 6
- Ngày hiệu lực: 01/04/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Áp dụng Luật kinh doanh bảo hiểm, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Bảo đảm của Nhà nước đối với kinh doanh bảo hiểm
- Điều 5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
- Điều 6. Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm
- Điều 7. Các loại nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 8. Bảo hiểm bắt buộc
- Điều 9. Tái bảo hiểm
- Điều 10. Hợp tác và cạnh tranh trong kinh doanh bảo hiểm
- Điều 11. Quyền tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm
- Điều 12. Hợp đồng bảo hiểm
- Điều 13. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
- Điều 14. Hình thức hợp đồng bảo hiểm
- Điều 15. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm
- Điều 16. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
- Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
- Điều 19. Trách nhiệm cung cấp thông tin
- Điều 20. Thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm
- Điều 21. Giải thích hợp đồng bảo hiểm
- Điều 22. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
- Điều 23. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
- Điều 24. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
- Điều 25. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm
- Điều 26. Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
- Điều 27. Trách nhiệm trong trường hợp tái bảo hiểm
- Điều 28. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường
- Điều 29. Thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường
- Điều 30. Thời hiệu khởi kiện
- Điều 31. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người
- Điều 32. Số tiền bảo hiểm
- Điều 33. Căn cứ trả tiền bảo hiểm tai nạn, sức khoẻ con người
- Điều 34. Thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ
- Điều 35. Đóng phí bảo hiểm nhân thọ
- Điều 36. Không được khởi kiện đòi đóng phí bảo hiểm
- Điều 37. Không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn
- Điều 38. Giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết
- Điều 39. Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm
- Điều 40. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản
- Điều 41. Số tiền bảo hiểm
- Điều 42. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị
- Điều 43. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị
- Điều 44. Hợp đồng bảo hiểm trùng
- Điều 45. Tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản
- Điều 46. Căn cứ bồi thường
- Điều 47. Hình thức bồi thường
- Điều 48. Giám định tổn thất
- Điều 49. Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn
- Điều 50. Các quy định về an toàn
- Điều 51. Không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm
- Điều 52. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
- Điều 53. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 54. Số tiền bảo hiểm
- Điều 55. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm
- Điều 56. Quyền đại diện cho người được bảo hiểm
- Điều 57. Phương thức bồi thường
- Điều 58. Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 59. Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 60. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 61. Nội dung kinh doanh tái bảo hiểm
- Điều 62. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 63. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 64. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 65. Thời hạn cấp giấy phép
- Điều 66. Lệ phí cấp giấy phép
- Điều 67. Công bố nội dung hoạt động
- Điều 68. Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 69. Những thay đổi phải được chấp thuận
- Điều 70. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ
- Điều 71. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ
- Điều 72. Giới hạn trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ
- Điều 73. Thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ
- Điều 74. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
- Điều 75. Điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
- Điều 76. Thủ tục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
- Điều 77. Khả năng thanh toán
- Điều 78. Báo cáo nguy cơ mất khả năng thanh toán
- Điều 79. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán
- Điều 80. Kiểm soát đối với doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán
- Điều 81. Chấm dứt việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán
- Điều 82. Giải thể doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 83. Phá sản doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 84. Đại lý bảo hiểm
- Điều 85. Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm
- Điều 86. Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm
- Điều 87. Nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm
- Điều 88. Trách nhiệm của đại lý bảo hiểm
- Điều 89. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 90. Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm
- Điều 91. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 92. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
- Điều 93. Cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 94. Vốn pháp định, vốn điều lệ
- Điều 95. Ký quỹ
- Điều 96. Dự phòng nghiệp vụ
- Điều 97. Quỹ dự trữ
- Điều 98. Đầu tư vốn
- Điều 99. Thu, chi tài chính
- Điều 100. Năm tài chính
- Điều 101. Chế độ kế toán
- Điều 102. Kiểm toán
- Điều 103. Báo cáo tài chính
- Điều 104. Công khai báo cáo tài chính
- Điều 105. Hình thức hoạt động
- Điều 106. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 107. Điều kiện để được cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam
- Điều 108. Thẩm quyền cấp giấy phép
- Điều 109. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 110. Hồ sơ xin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện
- Điều 111. Thời hạn cấp giấy phép, lệ phí cấp giấy phép và công bố nội dung hoạt động
- Điều 112. Thu hồi giấy phép
- Điều 113. Những thay đổi phải được chấp thuận
- Điều 114. Nội dung hoạt động
- Điều 115. Vốn, quỹ dự trữ và thu chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 116. Khả năng thanh toán, ký quỹ, dự phòng nghiệp vụ và đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu nước ngoài
- Điều 117. Chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính
- Điều 118. Chuyển lợi nhuận, chuyển tài sản ra nước ngoài
- Điều 119. Các quy định khác
- Điều 120. Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
- Điều 121. Cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 122. Thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm