Mục 3 Chương 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000
Mục 3: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN
Điều 40. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
Số tiền bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đó.
Điều 42. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị
1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.
2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.
Điều 43. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị
1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị được giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Điều 44. Hợp đồng bảo hiểm trùng
1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.
2. Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.
Điều 45. Tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản
Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
1. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.
2. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây:
a) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;
b) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;
c) Trả tiền bồi thường.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thoả thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.
3. Trong trường hợp bồi thường theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản.
1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.
2. Trong trường hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.
Điều 49. Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn
1. Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho doanh nghiệp bảo hiểm, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất.
Điều 50. Các quy định về an toàn
1. Người được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro.
3. Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 51. Không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm
Trong trường hợp xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định hoặc các bên có thoả thuận khác.
Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000
- Số hiệu: 24/2000/QH10
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 09/12/2000
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 6
- Ngày hiệu lực: 01/04/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Áp dụng Luật kinh doanh bảo hiểm, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Bảo đảm của Nhà nước đối với kinh doanh bảo hiểm
- Điều 5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
- Điều 6. Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm
- Điều 7. Các loại nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 8. Bảo hiểm bắt buộc
- Điều 9. Tái bảo hiểm
- Điều 10. Hợp tác và cạnh tranh trong kinh doanh bảo hiểm
- Điều 11. Quyền tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm
- Điều 12. Hợp đồng bảo hiểm
- Điều 13. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
- Điều 14. Hình thức hợp đồng bảo hiểm
- Điều 15. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm
- Điều 16. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
- Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
- Điều 19. Trách nhiệm cung cấp thông tin
- Điều 20. Thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm
- Điều 21. Giải thích hợp đồng bảo hiểm
- Điều 22. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
- Điều 23. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
- Điều 24. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
- Điều 25. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm
- Điều 26. Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
- Điều 27. Trách nhiệm trong trường hợp tái bảo hiểm
- Điều 28. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường
- Điều 29. Thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường
- Điều 30. Thời hiệu khởi kiện
- Điều 31. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người
- Điều 32. Số tiền bảo hiểm
- Điều 33. Căn cứ trả tiền bảo hiểm tai nạn, sức khoẻ con người
- Điều 34. Thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ
- Điều 35. Đóng phí bảo hiểm nhân thọ
- Điều 36. Không được khởi kiện đòi đóng phí bảo hiểm
- Điều 37. Không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn
- Điều 38. Giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết
- Điều 39. Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm
- Điều 40. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản
- Điều 41. Số tiền bảo hiểm
- Điều 42. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị
- Điều 43. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị
- Điều 44. Hợp đồng bảo hiểm trùng
- Điều 45. Tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản
- Điều 46. Căn cứ bồi thường
- Điều 47. Hình thức bồi thường
- Điều 48. Giám định tổn thất
- Điều 49. Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn
- Điều 50. Các quy định về an toàn
- Điều 51. Không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm
- Điều 52. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
- Điều 53. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 54. Số tiền bảo hiểm
- Điều 55. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm
- Điều 56. Quyền đại diện cho người được bảo hiểm
- Điều 57. Phương thức bồi thường
- Điều 58. Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 59. Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 60. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 61. Nội dung kinh doanh tái bảo hiểm
- Điều 62. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 63. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 64. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 65. Thời hạn cấp giấy phép
- Điều 66. Lệ phí cấp giấy phép
- Điều 67. Công bố nội dung hoạt động
- Điều 68. Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 69. Những thay đổi phải được chấp thuận
- Điều 70. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ
- Điều 71. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ
- Điều 72. Giới hạn trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ
- Điều 73. Thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ
- Điều 74. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
- Điều 75. Điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
- Điều 76. Thủ tục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
- Điều 77. Khả năng thanh toán
- Điều 78. Báo cáo nguy cơ mất khả năng thanh toán
- Điều 79. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán
- Điều 80. Kiểm soát đối với doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán
- Điều 81. Chấm dứt việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán
- Điều 82. Giải thể doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 83. Phá sản doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 84. Đại lý bảo hiểm
- Điều 85. Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm
- Điều 86. Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm
- Điều 87. Nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm
- Điều 88. Trách nhiệm của đại lý bảo hiểm
- Điều 89. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 90. Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm
- Điều 91. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 92. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
- Điều 93. Cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 94. Vốn pháp định, vốn điều lệ
- Điều 95. Ký quỹ
- Điều 96. Dự phòng nghiệp vụ
- Điều 97. Quỹ dự trữ
- Điều 98. Đầu tư vốn
- Điều 99. Thu, chi tài chính
- Điều 100. Năm tài chính
- Điều 101. Chế độ kế toán
- Điều 102. Kiểm toán
- Điều 103. Báo cáo tài chính
- Điều 104. Công khai báo cáo tài chính
- Điều 105. Hình thức hoạt động
- Điều 106. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 107. Điều kiện để được cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam
- Điều 108. Thẩm quyền cấp giấy phép
- Điều 109. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 110. Hồ sơ xin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện
- Điều 111. Thời hạn cấp giấy phép, lệ phí cấp giấy phép và công bố nội dung hoạt động
- Điều 112. Thu hồi giấy phép
- Điều 113. Những thay đổi phải được chấp thuận
- Điều 114. Nội dung hoạt động
- Điều 115. Vốn, quỹ dự trữ và thu chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 116. Khả năng thanh toán, ký quỹ, dự phòng nghiệp vụ và đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu nước ngoài
- Điều 117. Chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính
- Điều 118. Chuyển lợi nhuận, chuyển tài sản ra nước ngoài
- Điều 119. Các quy định khác
- Điều 120. Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
- Điều 121. Cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 122. Thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm