Mục 1 Chương 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000
Mục 1: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
1. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm con người;
b) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng theo quy định của Bộ luật hàng hải; đối với những vấn đề mà Bộ luật hàng hải không quy định thì áp dụng theo quy định của Luật này.
4. Những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không quy định trong Chương này được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 13. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
e) Thời hạn bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
i) Các quy định giải quyết tranh chấp;
k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thoả thuận.
Điều 14. Hình thức hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.
Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết hoặc khi có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 16. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.
3. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:
a) Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
b) Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại
d) Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;
b) Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
c) Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
d) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường;
đ) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
1. Bên mua bảo hiểm có quyền:
a) Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm;
b) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm;
c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại
d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
đ) Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
b) Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
c) Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
d) Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Trách nhiệm cung cấp thông tin
1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường;
b) Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại
3. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.
Điều 20. Thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm
1. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm.
Điều 21. Giải thích hợp đồng bảo hiểm
Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm.
Điều 22. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
1. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại;
c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
d) Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 23. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng bảo hiểm còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm;
2. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;
3. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 24. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
1. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại
2. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại
3. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại
4. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 25. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm
1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận sửa đổi, bổ sung phí bảo hiểm, điều kiện, điều khoản bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
Điều 26. Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.
Điều 27. Trách nhiệm trong trường hợp tái bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm duy nhất đối với bên mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm, kể cả trong trường hợp tái bảo hiểm những trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm không được yêu cầu bên mua bảo hiểm trực tiếp đóng phí bảo hiểm cho mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Bên mua bảo hiểm không được yêu cầu doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 28. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường
1. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.
2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểm không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.
3. Trong trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày người thứ ba yêu cầu.
Điều 29. Thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp không có thoả thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.
Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.
Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000
- Số hiệu: 24/2000/QH10
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 09/12/2000
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 6
- Ngày hiệu lực: 01/04/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Áp dụng Luật kinh doanh bảo hiểm, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Bảo đảm của Nhà nước đối với kinh doanh bảo hiểm
- Điều 5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
- Điều 6. Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm
- Điều 7. Các loại nghiệp vụ bảo hiểm
- Điều 8. Bảo hiểm bắt buộc
- Điều 9. Tái bảo hiểm
- Điều 10. Hợp tác và cạnh tranh trong kinh doanh bảo hiểm
- Điều 11. Quyền tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm
- Điều 12. Hợp đồng bảo hiểm
- Điều 13. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
- Điều 14. Hình thức hợp đồng bảo hiểm
- Điều 15. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm
- Điều 16. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
- Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
- Điều 19. Trách nhiệm cung cấp thông tin
- Điều 20. Thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm
- Điều 21. Giải thích hợp đồng bảo hiểm
- Điều 22. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
- Điều 23. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
- Điều 24. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
- Điều 25. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm
- Điều 26. Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
- Điều 27. Trách nhiệm trong trường hợp tái bảo hiểm
- Điều 28. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường
- Điều 29. Thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường
- Điều 30. Thời hiệu khởi kiện
- Điều 31. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người
- Điều 32. Số tiền bảo hiểm
- Điều 33. Căn cứ trả tiền bảo hiểm tai nạn, sức khoẻ con người
- Điều 34. Thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ
- Điều 35. Đóng phí bảo hiểm nhân thọ
- Điều 36. Không được khởi kiện đòi đóng phí bảo hiểm
- Điều 37. Không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn
- Điều 38. Giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết
- Điều 39. Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm
- Điều 40. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản
- Điều 41. Số tiền bảo hiểm
- Điều 42. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị
- Điều 43. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị
- Điều 44. Hợp đồng bảo hiểm trùng
- Điều 45. Tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản
- Điều 46. Căn cứ bồi thường
- Điều 47. Hình thức bồi thường
- Điều 48. Giám định tổn thất
- Điều 49. Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn
- Điều 50. Các quy định về an toàn
- Điều 51. Không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm
- Điều 52. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
- Điều 53. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 54. Số tiền bảo hiểm
- Điều 55. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm
- Điều 56. Quyền đại diện cho người được bảo hiểm
- Điều 57. Phương thức bồi thường
- Điều 58. Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 59. Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 60. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 61. Nội dung kinh doanh tái bảo hiểm
- Điều 62. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 63. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 64. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 65. Thời hạn cấp giấy phép
- Điều 66. Lệ phí cấp giấy phép
- Điều 67. Công bố nội dung hoạt động
- Điều 68. Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 69. Những thay đổi phải được chấp thuận
- Điều 70. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ
- Điều 71. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ
- Điều 72. Giới hạn trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ
- Điều 73. Thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ
- Điều 74. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
- Điều 75. Điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
- Điều 76. Thủ tục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
- Điều 77. Khả năng thanh toán
- Điều 78. Báo cáo nguy cơ mất khả năng thanh toán
- Điều 79. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán
- Điều 80. Kiểm soát đối với doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán
- Điều 81. Chấm dứt việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán
- Điều 82. Giải thể doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 83. Phá sản doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 84. Đại lý bảo hiểm
- Điều 85. Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm
- Điều 86. Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm
- Điều 87. Nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm
- Điều 88. Trách nhiệm của đại lý bảo hiểm
- Điều 89. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 90. Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm
- Điều 91. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 92. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
- Điều 93. Cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 94. Vốn pháp định, vốn điều lệ
- Điều 95. Ký quỹ
- Điều 96. Dự phòng nghiệp vụ
- Điều 97. Quỹ dự trữ
- Điều 98. Đầu tư vốn
- Điều 99. Thu, chi tài chính
- Điều 100. Năm tài chính
- Điều 101. Chế độ kế toán
- Điều 102. Kiểm toán
- Điều 103. Báo cáo tài chính
- Điều 104. Công khai báo cáo tài chính
- Điều 105. Hình thức hoạt động
- Điều 106. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 107. Điều kiện để được cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam
- Điều 108. Thẩm quyền cấp giấy phép
- Điều 109. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 110. Hồ sơ xin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện
- Điều 111. Thời hạn cấp giấy phép, lệ phí cấp giấy phép và công bố nội dung hoạt động
- Điều 112. Thu hồi giấy phép
- Điều 113. Những thay đổi phải được chấp thuận
- Điều 114. Nội dung hoạt động
- Điều 115. Vốn, quỹ dự trữ và thu chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 116. Khả năng thanh toán, ký quỹ, dự phòng nghiệp vụ và đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu nước ngoài
- Điều 117. Chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính
- Điều 118. Chuyển lợi nhuận, chuyển tài sản ra nước ngoài
- Điều 119. Các quy định khác
- Điều 120. Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
- Điều 121. Cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 122. Thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm