Điều 11 Luật kiểm toán độc lập 2011
Điều 11. Quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về kiểm toán độc lập;
b) Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược và chính sách phát triển hoạt động kiểm toán độc lập;
c) Quy định điều kiện dự thi, việc tổ chức thi để cấp chứng chỉ kiểm toán viên; cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ kiểm toán viên;
d) Quy định mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
đ) Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
c) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập;
g) Thanh tra, kiểm tra hoạt động thuộc lĩnh vực kiểm toán độc lập của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán;
h) Quy định về cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề;
k) Quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán;
l) Tổng kết, đánh giá về hoạt động kiểm toán độc lập và thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động kiểm toán độc lập;
m) Hợp tác quốc tế về kiểm toán độc lập.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập tại địa phương.
Luật kiểm toán độc lập 2011
- Số hiệu: 67/2011/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/03/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 419 đến số 420
- Ngày hiệu lực: 01/01/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật kiểm toán độc lập, điều ước quốc tế và các luật có liên quan
- Điều 4. Mục đích của kiểm toán độc lập
- Điều 5. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán
- Điều 7. Giá trị của báo cáo kiểm toán
- Điều 8. Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập
- Điều 9. Kiểm toán bắt buộc
- Điều 10. Khuyến khích kiểm toán
- Điều 11. Quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập
- Điều 12. Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán
- Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 14. Tiêu chuẩn kiểm toán viên
- Điều 15. Đăng ký hành nghề kiểm toán
- Điều 16. Những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán
- Điều 17. Quyền của kiểm toán viên hành nghề
- Điều 18. Nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề
- Điều 19. Các trường hợp kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán
- Điều 20. Các loại doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 21. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
- Điều 22. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
- Điều 23. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
- Điều 24. Cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
- Điều 25. Lệ phí cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
- Điều 26. Những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính
- Điều 27. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
- Điều 28. Quyền của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 29. Nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 30. Các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại ViệtNam không được thực hiện kiểm toán
- Điều 31. Chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán
- Điều 32. Cơ sở của doanh nghiệp kiểm toán ở nước ngoài
- Điều 33. Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán
- Điều 34. Chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán
- Điều 35. Chấm dứt hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán
- Điều 36. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài
- Điều 37. Đơn vị được kiểm toán
- Điều 38. Quyền của đơn vị được kiểm toán
- Điều 39. Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán
- Điều 40. Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 41. Nhận dịch vụ kiểm toán
- Điều 42. Hợp đồng kiểm toán
- Điều 43. Nghĩa vụ bảo mật
- Điều 44. Phí dịch vụ kiểm toán
- Điều 45. Quy trình kiểm toán
- Điều 46. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
- Điều 47. Báo cáo kiểm toán về các công việc kiểm toán khác
- Điều 48. Ý kiến kiểm toán
- Điều 49. Hồ sơ kiểm toán
- Điều 50. Bảo quản, lưu trữ hồ sơ kiểm toán
- Điều 51. Hồ sơ, tài liệu về dịch vụ liên quan
- Điều 53. Đơn vị có lợi ích công chúng
- Điều 54. Chấp thuận doanh nghiệp được kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng
- Điều 55. Công khai thông tin của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng
- Điều 56. Báo cáo minh bạch
- Điều 57. Trách nhiệm của đơn vị có lợi ích công chúng
- Điều 58. Tính độc lập, khách quan