Mục 2 Chương 3 Luật khiếu nại 2011
MỤC 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN ĐẦU
Điều 27. Thụ lý giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Điều 29. Xác minh nội dung khiếu nại
1. Trong thời hạn quy định tại
a) Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;
b) Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
2. Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức sau đây:
a) Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;
b) Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp;
c) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
3. Người có trách nhiệm xác minh có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
b) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung liên quan khiếu nại;
c) Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Trưng cầu giám định;
đ) Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của pháp luật;
e) Báo cáo kết quả xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác minh.
4. Báo cáo kết quả xác minh gồm các nội dung sau đây:
a) Đối tượng xác minh;
b) Thời gian tiến hành xác minh;
c) Người tiến hành xác minh;
d) Nội dung xác minh;
đ) Kết quả xác minh;
e) Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại.
Điều 30. Tổ chức đối thoại
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
2. Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại.
3. Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
4. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại.
5. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
Điều 31. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
đ) Kết quả đối thoại (nếu có);
e) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
g) Kết luận nội dung khiếu nại;
h) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
i) Việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có);
i) Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
3. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận nội dung khiếu nại và căn cứ vào kết luận đó để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.
Điều 32. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
Điều 33. Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại
Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại
Điều 34. Hồ sơ giải quyết khiếu nại
1. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:
a) Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
b) Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
c) Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);
d) Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
đ) Quyết định giải quyết khiếu nại;
e) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.
Điều 35. Áp dụng biện pháp khẩn cấp
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và những người có trách nhiệm thi hành khác. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.
Luật khiếu nại 2011
- Số hiệu: 02/2011/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 11/11/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 163 đến số 164
- Ngày hiệu lực: 01/07/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Áp dụng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại
- Điều 4. Nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại
- Điều 5. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải quyết khiếu nại
- Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 7. Trình tự khiếu nại
- Điều 8. Hình thức khiếu nại
- Điều 9. Thời hiệu khiếu nại
- Điều 10. Rút khiếu nại
- Điều 11. Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết
- Điều 12. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
- Điều 13. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
- Điều 14. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 16. Quyền, nghĩa vụ của luật sư, trợ giúp viên pháp lý
- Điều 17. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Điều 18. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Điều 19. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương
- Điều 20. Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương
- Điều 21. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 22. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 23. Thẩm quyền của Bộ trưởng
- Điều 24. Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ
- Điều 25. Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp
- Điều 26. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 27. Thụ lý giải quyết khiếu nại
- Điều 28. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 29. Xác minh nội dung khiếu nại
- Điều 30. Tổ chức đối thoại
- Điều 31. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 32. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 33. Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính
- Điều 34. Hồ sơ giải quyết khiếu nại
- Điều 35. Áp dụng biện pháp khẩn cấp
- Điều 36. Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 37. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 38. Xác minh nội dung khiếu nại lần hai
- Điều 39. Tổ chức đối thoại lần hai
- Điều 40. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 41. Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại
- Điều 42. Khởi kiện vụ án hành chính
- Điều 43. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 44. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
- Điều 45. Người có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
- Điều 46. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
- Điều 47. Khiếu nại quyết định kỷ luật
- Điều 48. Thời hiệu khiếu nại
- Điều 49. Hình thức khiếu nại
- Điều 50. Thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại
- Điều 51. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Điều 52. Xác minh nội dung khiếu nại
- Điều 53. Tổ chức đối thoại
- Điều 54. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 55. Giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 56. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 57. Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính
- Điều 58. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật
- Điều 59. Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân
- Điều 60. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân
- Điều 61. Trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
- Điều 62. Trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân, người phụ trách trụ sở, địa điểm tiếp công dân
- Điều 63. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại
- Điều 64. Trách nhiệm của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
- Điều 65. Trách nhiệm phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại
- Điều 66. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận