Mục 1 Chương 3 Luật khiếu nại 2011
MỤC 1. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
Điều 18. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Điều 19. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương
Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
Điều 20. Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Điều 21. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
3. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
Điều 23. Thẩm quyền của Bộ trưởng
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
3. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
4. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
Điều 24. Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ
1. Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
2. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
Điều 25. Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp
1. Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao.
2. Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
Điều 26. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
1. Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
2. Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định tại
3. Chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Luật khiếu nại 2011
- Số hiệu: 02/2011/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 11/11/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 163 đến số 164
- Ngày hiệu lực: 01/07/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Áp dụng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại
- Điều 4. Nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại
- Điều 5. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải quyết khiếu nại
- Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 7. Trình tự khiếu nại
- Điều 8. Hình thức khiếu nại
- Điều 9. Thời hiệu khiếu nại
- Điều 10. Rút khiếu nại
- Điều 11. Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết
- Điều 12. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
- Điều 13. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
- Điều 14. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 16. Quyền, nghĩa vụ của luật sư, trợ giúp viên pháp lý
- Điều 17. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Điều 18. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Điều 19. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương
- Điều 20. Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương
- Điều 21. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 22. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 23. Thẩm quyền của Bộ trưởng
- Điều 24. Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ
- Điều 25. Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp
- Điều 26. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 27. Thụ lý giải quyết khiếu nại
- Điều 28. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 29. Xác minh nội dung khiếu nại
- Điều 30. Tổ chức đối thoại
- Điều 31. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 32. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 33. Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính
- Điều 34. Hồ sơ giải quyết khiếu nại
- Điều 35. Áp dụng biện pháp khẩn cấp
- Điều 36. Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 37. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 38. Xác minh nội dung khiếu nại lần hai
- Điều 39. Tổ chức đối thoại lần hai
- Điều 40. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 41. Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại
- Điều 42. Khởi kiện vụ án hành chính
- Điều 43. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 44. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
- Điều 45. Người có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
- Điều 46. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
- Điều 47. Khiếu nại quyết định kỷ luật
- Điều 48. Thời hiệu khiếu nại
- Điều 49. Hình thức khiếu nại
- Điều 50. Thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại
- Điều 51. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Điều 52. Xác minh nội dung khiếu nại
- Điều 53. Tổ chức đối thoại
- Điều 54. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 55. Giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 56. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 57. Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính
- Điều 58. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật
- Điều 59. Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân
- Điều 60. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân
- Điều 61. Trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
- Điều 62. Trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân, người phụ trách trụ sở, địa điểm tiếp công dân
- Điều 63. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại
- Điều 64. Trách nhiệm của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
- Điều 65. Trách nhiệm phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại
- Điều 66. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận