Mục 3 Chương 2 Luật kế toán 2015
Điều 29. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán
1. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm:
a) Báo cáo tình hình tài chính;
b) Báo cáo kết quả hoạt động;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Thuyết minh báo cáo tài chính;
đ) Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như sau:
a) Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;
b) Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;
c) Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;
d) Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
3. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Tài chính quy định chi tiết về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt động; trách nhiệm, đối tượng, kỳ lập, phương pháp lập, thời hạn nộp, nơi nhận báo cáo và công khai báo cáo tài chính.
Điều 30. Báo cáo tài chính nhà nước
1. Báo cáo tài chính nhà nước được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan khác thuộc khu vực nhà nước, dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính nhà nước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.
2. Báo cáo tài chính nhà nước cung cấp thông tin về tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, nợ công, vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tài sản, nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Báo cáo tài chính nhà nước gồm:
a) Báo cáo tình hình tài chính nhà nước;
b) Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước.
3. Việc lập báo cáo tài chính nhà nước được thực hiện như sau:
a) Bộ Tài chính chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội; chỉ đạo Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính lập báo cáo tài chính thuộc phạm vi địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp;
b) Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm lập báo cáo của đơn vị mình và cung cấp thông tin tài chính cần thiết phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.
4. Báo cáo tài chính nhà nước được lập và trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng với thời điểm quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết về nội dung báo cáo tài chính nhà nước; việc tổ chức thực hiện lập, công khai báo cáo tài chính nhà nước; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc cung cấp thông tin phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước.
Điều 31. Nội dung công khai báo cáo tài chính
1. Đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước công khai thông tin thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi tài chính năm.
3. Đơn vị kế toán sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp.
4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh công khai các nội dung sau đây:
a) Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
b) Kết quả hoạt động kinh doanh;
c) Trích lập và sử dụng các quỹ;
d) Thu nhập của người lao động;
đ) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán khi công khai phải kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán.
Điều 32. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính
1. Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Phát hành ấn phẩm;
b) Thông báo bằng văn bản;
c) Niêm yết;
d) Đăng tải trên trang thông tin điện tử;
đ) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo tài chính.
4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.
Điều 33. Kiểm toán báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán thì phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.
2. Đơn vị kế toán khi được kiểm toán phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kiểm toán.
3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có báo cáo kiểm toán kèm theo.
Luật kế toán 2015
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nhiệm vụ kế toán
- Điều 5. Yêu cầu kế toán
- Điều 6. Nguyên tắc kế toán
- Điều 7. Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán
- Điều 8. Đối tượng kế toán
- Điều 9. Kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết
- Điều 10. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán
- Điều 11. Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán
- Điều 12. Kỳ kế toán
- Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 14. Giá trị của tài liệu, số liệu kế toán
- Điều 15. Trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
- Điều 16. Nội dung chứng từ kế toán
- Điều 17. Chứng từ điện tử
- Điều 18. Lập và lưu trữ chứng từ kế toán
- Điều 19. Ký chứng từ kế toán
- Điều 20. Hóa đơn
- Điều 21. Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán
- Điều 22. Tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán
- Điều 23. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán
- Điều 24. Sổ kế toán
- Điều 25. Hệ thống sổ kế toán
- Điều 26. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán
- Điều 27. Sửa chữa sổ kế toán
- Điều 28. Đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý
- Điều 29. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán
- Điều 30. Báo cáo tài chính nhà nước
- Điều 31. Nội dung công khai báo cáo tài chính
- Điều 32. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính
- Điều 33. Kiểm toán báo cáo tài chính
- Điều 34. Kiểm tra kế toán
- Điều 35. Nội dung kiểm tra kế toán
- Điều 36. Thời gian kiểm tra kế toán
- Điều 37. Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra kế toán
- Điều 38. Quyền và trách nhiệm của đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán
- Điều 39. Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ
- Điều 40. Kiểm kê tài sản
- Điều 41. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
- Điều 42. Trách nhiệm của đơn vị kế toán trong trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại
- Điều 43. Công việc kế toán trong trường hợp chia đơn vị kế toán
- Điều 44. Công việc kế toán trong trường hợp tách đơn vị kế toán
- Điều 45. Công việc kế toán trong trường hợp hợp nhất các đơn vị kế toán
- Điều 46. Công việc kế toán trong trường hợp sáp nhập đơn vị kế toán
- Điều 47. Công việc kế toán trong trường hợp chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu
- Điều 48. Công việc kế toán trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản
- Điều 49. Tổ chức bộ máy kế toán
- Điều 50. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán
- Điều 51. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán
- Điều 52. Những người không được làm kế toán
- Điều 53. Kế toán trưởng
- Điều 54. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
- Điều 55. Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng
- Điều 56. Thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng
- Điều 57. Chứng chỉ kế toán viên
- Điều 58. Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
- Điều 59. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
- Điều 60. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
- Điều 61. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
- Điều 62. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
- Điều 63. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
- Điều 64. Phí cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
- Điều 65. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán
- Điều 66. Những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính
- Điều 67. Trách nhiệm của kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán
- Điều 68. Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán
- Điều 69. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
- Điều 70. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán