Mục 1 Chương 2 Luật kế toán 2015
Mục 1. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
Điều 16. Nội dung chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.
Điều 17. Chứng từ điện tử
1. Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định tại
2. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải được quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định. Chứng từ điện tử được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó được tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng.
3. Khi chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch, thanh toán hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính đó, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán.
Điều 18. Lập và lưu trữ chứng từ kế toán
1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
2. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại
3. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
4. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.
5. Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
6. Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều này. Chứng từ điện tử được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
3. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
4. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.
Điều 20. Hóa đơn
1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hoá đơn thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Điều 21. Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán
1. Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán.
2. Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán. Trường hợp tạm giữ hoặc tịch thu chứng từ kế toán thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu, ký xác nhận trên chứng từ sao chụp và giao bản sao chụp cho đơn vị kế toán; đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký tên, đóng dấu.
4. Cơ quan có thẩm quyền niêm phong chứng từ kế toán phải lập biên bản, ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị niêm phong và ký tên, đóng dấu.
Luật kế toán 2015
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nhiệm vụ kế toán
- Điều 5. Yêu cầu kế toán
- Điều 6. Nguyên tắc kế toán
- Điều 7. Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán
- Điều 8. Đối tượng kế toán
- Điều 9. Kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết
- Điều 10. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán
- Điều 11. Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán
- Điều 12. Kỳ kế toán
- Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 14. Giá trị của tài liệu, số liệu kế toán
- Điều 15. Trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
- Điều 16. Nội dung chứng từ kế toán
- Điều 17. Chứng từ điện tử
- Điều 18. Lập và lưu trữ chứng từ kế toán
- Điều 19. Ký chứng từ kế toán
- Điều 20. Hóa đơn
- Điều 21. Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán
- Điều 22. Tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán
- Điều 23. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán
- Điều 24. Sổ kế toán
- Điều 25. Hệ thống sổ kế toán
- Điều 26. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán
- Điều 27. Sửa chữa sổ kế toán
- Điều 28. Đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý
- Điều 29. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán
- Điều 30. Báo cáo tài chính nhà nước
- Điều 31. Nội dung công khai báo cáo tài chính
- Điều 32. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính
- Điều 33. Kiểm toán báo cáo tài chính
- Điều 34. Kiểm tra kế toán
- Điều 35. Nội dung kiểm tra kế toán
- Điều 36. Thời gian kiểm tra kế toán
- Điều 37. Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra kế toán
- Điều 38. Quyền và trách nhiệm của đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán
- Điều 39. Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ
- Điều 40. Kiểm kê tài sản
- Điều 41. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
- Điều 42. Trách nhiệm của đơn vị kế toán trong trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại
- Điều 43. Công việc kế toán trong trường hợp chia đơn vị kế toán
- Điều 44. Công việc kế toán trong trường hợp tách đơn vị kế toán
- Điều 45. Công việc kế toán trong trường hợp hợp nhất các đơn vị kế toán
- Điều 46. Công việc kế toán trong trường hợp sáp nhập đơn vị kế toán
- Điều 47. Công việc kế toán trong trường hợp chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu
- Điều 48. Công việc kế toán trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản
- Điều 49. Tổ chức bộ máy kế toán
- Điều 50. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán
- Điều 51. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán
- Điều 52. Những người không được làm kế toán
- Điều 53. Kế toán trưởng
- Điều 54. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
- Điều 55. Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng
- Điều 56. Thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng
- Điều 57. Chứng chỉ kế toán viên
- Điều 58. Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
- Điều 59. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
- Điều 60. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
- Điều 61. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
- Điều 62. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
- Điều 63. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
- Điều 64. Phí cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
- Điều 65. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán
- Điều 66. Những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính
- Điều 67. Trách nhiệm của kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán
- Điều 68. Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán
- Điều 69. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
- Điều 70. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán