Mục 3 Chương 2 Luật Kế toán 2003
Mục 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Điều 29. Báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
2. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:
a) Bảng cân đối tài khoản;
b) Báo cáo thu, chi;
c) Bản thuyết minh báo cáo tài chính;
d) Các báo cáo khác theo quy định của pháp luật.
3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:
a) Bảng cân đối kế toán;
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
4. Bộ Tài chính quy định cụ thể về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt động.
Điều 30. Lập báo cáo tài chính
2. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên.
3. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do.
4. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật; đối với báo cáo quyết toán ngân sách thì thời hạn nộp báo cáo được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Chính phủ quy định cụ thể thời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách cho từng lĩnh vực hoạt động và từng cấp quản lý.
Điều 32. Nội dung công khai báo cáo tài chính
1. Nội dung công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:
b) Đơn vị kế toán là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm và các khoản thu, chi tài chính khác;
c) Đơn vị kế toán là đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi tài chính năm;
d) Đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp.
a) Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
b) Kết quả hoạt động kinh doanh;
c) Trích lập và sử dụng các quỹ;
d) Thu nhập của người lao động.
3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi công khai phải kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán.
Điều 33. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính
1. Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo các hình thức:
a) Phát hành ấn phẩm;
b) Thông báo bằng văn bản;
c) Niêm yết;
d) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền duyệt.
3. Đơn vị kế toán là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền duyệt.
4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn một trăm hai mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Điều 34. Kiểm toán báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán thì phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.
2. Đơn vị kế toán khi được kiểm toán phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kiểm toán.
3. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại
Luật Kế toán 2003
- Số hiệu: 03/2003/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 17/06/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 96
- Ngày hiệu lực: 01/01/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nhiệm vụ kế toán
- Điều 6. Yêu cầu kế toán
- Điều 7. Nguyên tắc kế toán
- Điều 8. Chuẩn mực kế toán
- Điều 9. Đối tượng kế toán
- Điều 10. Kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết
- Điều 11. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán
- Điều 12. Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán
- Điều 13. Kỳ kế toán
- Điều 14. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 15. Giá trị của tài liệu, số liệu kế toán
- Điều 16. Trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
- Điều 17. Nội dung chứng từ kế toán
- Điều 18. Chứng từ điện tử
- Điều 19. Lập chứng từ kế toán
- Điều 20. Ký chứng từ kế toán
- Điều 21. Hóa đơn bán hàng
- Điều 22. Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán
- Điều 23. Tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán
- Điều 24. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán
- Điều 25. Sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán
- Điều 26. Lựa chọn áp dụng hệ thống sổ kế toán
- Điều 27. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán
- Điều 28. Sửa chữa sổ kế toán
- Điều 29. Báo cáo tài chính
- Điều 30. Lập báo cáo tài chính
- Điều 31. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
- Điều 32. Nội dung công khai báo cáo tài chính
- Điều 33. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính
- Điều 34. Kiểm toán báo cáo tài chính
- Điều 35. Kiểm tra kế toán
- Điều 36. Nội dung kiểm tra kế toán
- Điều 37. Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra kế toán
- Điều 38. Trách nhiệm và quyền của đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán
- Điều 39. Kiểm kê tài sản
- Điều 40. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
- Điều 41. Công việc kế toán trong trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại
- Điều 42. Công việc kế toán trong trường hợp chia đơn vị kế toán
- Điều 43. Công việc kế toán trong trường hợp tách đơn vị kế toán
- Điều 44. Công việc kế toán trong trường hợp hợp nhất các đơn vị kế toán
- Điều 45. Công việc kế toán trong trường hợp sáp nhập đơn vị kế toán
- Điều 46. Công việc kế toán trong trường hợp chuyển đổi hình thức sở hữu
- Điều 47. Công việc kế toán trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản
- Điều 48. Tổ chức bộ máy kế toán
- Điều 49. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán
- Điều 50. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán
- Điều 51. Những người không được làm kế toán
- Điều 52. Kế toán trưởng
- Điều 53. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
- Điều 54. Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng