Chương 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000
Vợ chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Điều 19. Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
Điều 20. Lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng
Nơi cư trú của vợ, chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Điều 21. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng
1. Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
2. Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
Điều 22. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng
Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Điều 23. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt
Vợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người.
Điều 24. Đại diện cho nhau giữa vợ, chồng
1. Vợ chồng có thể uỷ quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng; việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản.
2. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Toà án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó.
Điều 25. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện
Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.
Điều 26. Quan hệ hôn nhân khi một bên bị tuyên bố là đã chết mà trở về
Khi Toà án ra quyết định huỷ bỏ tuyên bố một người là đã chết theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật dân sự mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục; trong trường hợp vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật.
Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.
Điều 28. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
1. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại
Điều 29. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận.
Điều 30. Hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng
Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
Điều 31. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng
1. Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế.
2. Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thoả thuận cử người khác quản lý di sản.
3. Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế.
Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại
2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
Điều 33. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không uỷ quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó.
3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng.
5. Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng.
Luật Hôn nhân và Gia đình 2000
- Số hiệu: 22/2000/QH10
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 09/06/2000
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 28
- Ngày hiệu lực: 01/01/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình
- Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
- Điều 3. Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình
- Điều 4. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
- Điều 5. Áp dụng quy định của Bộ luật dân sự
- Điều 6. Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình
- Điều 7. Áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Điều 8. Giải thích từ ngữ
- Điều 9. Điều kiện kết hôn
- Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn
- Điều 11. Đăng ký kết hôn
- Điều 12. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
- Điều 13. Giải quyết việc đăng ký kết hôn
- Điều 14. Tổ chức đăng ký kết hôn
- Điều 15. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
- Điều 16. Hủy việc kết hôn trái pháp luật
- Điều 17. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
- Điều 18. Tình nghĩa vợ chồng
- Điều 19. Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng
- Điều 20. Lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng
- Điều 21. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng
- Điều 22. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng
- Điều 23. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt
- Điều 24. Đại diện cho nhau giữa vợ, chồng
- Điều 25. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện
- Điều 26. Quan hệ hôn nhân khi một bên bị tuyên bố là đã chết mà trở về
- Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng
- Điều 28. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
- Điều 29. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
- Điều 30. Hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng
- Điều 31. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng
- Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng
- Điều 33. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
- Điều 34. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
- Điều 35. Nghĩa vụ và quyền của con
- Điều 36. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
- Điều 37. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con
- Điều 38. Nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng
- Điều 39. Đại diện cho con
- Điều 40. Bồi thường thiệt hại do con gây ra
- Điều 41. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
- Điều 42. Người có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
- Điều 43. Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
- Điều 44. Quyền có tài sản riêng của con
- Điều 45. Quản lý tài sản riêng của con
- Điều 46. Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên
- Điều 47. Nghĩa vụ và quyền của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
- Điều 48. Nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em
- Điều 49. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
- Điều 50. Nghĩa vụ cấp dưỡng
- Điều 51. Một người cấp dưỡng cho nhiều người
- Điều 52. Nhiều người cùng cấp dưỡng cho một người hoặc cho nhiều người
- Điều 53. Mức cấp dưỡng
- Điều 54. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
- Điều 55. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
- Điều 56. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn
- Điều 57. Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ
- Điều 58. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em
- Điều 59. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
- Điều 60. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn
- Điều 61. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
- Điều 62. Khuyến khích việc trợ giúp của tổ chức, cá nhân
- Điều 63. Xác định cha, mẹ
- Điều 64. Xác định con
- Điều 65. Quyền nhận cha, mẹ
- Điều 66. Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự
- Điều 67. Nuôi con nuôi
- Điều 68. Người được nhận làm con nuôi
- Điều 69. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi
- Điều 70. Vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi
- Điều 71. Sự đồng ý của cha mẹ đẻ, người giám hộ và người được nhận làm con nuôi
- Điều 72. Đăng ký việc nuôi con nuôi
- Điều 73. Từ chối việc đăng ký nuôi con nuôi
- Điều 74. Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi
- Điều 75. Thay đổi họ, tên; xác định dân tộc của con nuôi
- Điều 76. Chấm dứt việc nuôi con nuôi
- Điều 77. Người có quyền yêu cầu Toà án chấm dứt việc nuôi con nuôi
- Điều 78. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt nuôi con nuôi
- Điều 79. Áp dụng pháp luật về giám hộ trong quan hệ gia đình
- Điều 80. Cha mẹ giám hộ cho con
- Điều 81. Cha mẹ cử người giám hộ cho con
- Điều 82. Con riêng giám hộ cho bố dượng, mẹ kế
- Điều 83. Giám hộ giữa anh, chị, em
- Điều 84. Giám hộ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
- Điều 85. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn
- Điều 86. Khuyến khích hoà giải ở cơ sở
- Điều 87. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn
- Điều 88. Hoà giải tại Toà án
- Điều 89. Căn cứ cho ly hôn
- Điều 90. Thuận tình ly hôn
- Điều 91. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
- Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
- Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn
- Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
- Điều 96. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn
- Điều 97. Chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn
- Điều 98. Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng
- Điều 99. Giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên
- Điều 100. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Điều 101. Áp dụng pháp luật nước ngoài đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Điều 102. Thẩm quyền giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Điều 103. Kết hôn có yếu tố nước ngoài
- Điều 104. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
- Điều 105. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- Điều 106. Giám hộ trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài