Chương 11 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000
Chương 11:
QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Điều 100. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
1. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
2. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
3. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế.
4. Các quy định của Chương này cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài.
Điều 101. Áp dụng pháp luật nước ngoài đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có quy định hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc quy định trong Luật này.
Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Điều 102. Thẩm quyền giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Việc đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ giữa công dân ViệtNam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam do Chính phủ quy định.
2. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc đăng ký kết hôn, giải quyết các việc về nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu việc đăng ký, giải quyết đó không trái với pháp luật của nước sở tại; có trách nhiệm thực hiện việc bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Điều 103. Kết hôn có yếu tố nước ngoài
1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
2. Nghiêm cấm lợi dụng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài để buôn bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Điều 104. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
4. Bản án, quyết định ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài được công nhận tại ViệtNam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 105. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
1. Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam hoặc nhận trẻ em nước ngoài thường trú tại Việt Nam làm con nuôi phải tuân theo quy định của Luật này và quy định trong pháp luật của nước mà người đó là công dân về điều kiện nhận nuôi con nuôi.
Việc công dân Việt Nam nhận trẻ em là người nước ngoài làm con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì được công nhận tại Việt Nam.
Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác.
2. Trong trường hợp việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, việc chấm dứt nuôi con nuôi được xác định theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực hiện tại nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, việc chấm dứt nuôi con nuôi được xác định theo pháp luật của nước nơi thường trú của con nuôi.
Điều 106. Giám hộ trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
1. Việc giám hộ trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam, việc giám hộ được đăng ký tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác cuả pháp luật Việt Nam.
2. Trong trường hợp việc giám hộ trong quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực hiện tại nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa người giám hộ và người được giám hộ được xác định theo pháp luật của nước nơi thường trú của người giám hộ.
Luật Hôn nhân và Gia đình 2000
- Số hiệu: 22/2000/QH10
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 09/06/2000
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 28
- Ngày hiệu lực: 01/01/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình
- Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
- Điều 3. Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình
- Điều 4. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
- Điều 5. Áp dụng quy định của Bộ luật dân sự
- Điều 6. Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình
- Điều 7. Áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Điều 8. Giải thích từ ngữ
- Điều 9. Điều kiện kết hôn
- Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn
- Điều 11. Đăng ký kết hôn
- Điều 12. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
- Điều 13. Giải quyết việc đăng ký kết hôn
- Điều 14. Tổ chức đăng ký kết hôn
- Điều 15. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
- Điều 16. Hủy việc kết hôn trái pháp luật
- Điều 17. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
- Điều 18. Tình nghĩa vợ chồng
- Điều 19. Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng
- Điều 20. Lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng
- Điều 21. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng
- Điều 22. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng
- Điều 23. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt
- Điều 24. Đại diện cho nhau giữa vợ, chồng
- Điều 25. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện
- Điều 26. Quan hệ hôn nhân khi một bên bị tuyên bố là đã chết mà trở về
- Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng
- Điều 28. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
- Điều 29. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
- Điều 30. Hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng
- Điều 31. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng
- Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng
- Điều 33. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
- Điều 34. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
- Điều 35. Nghĩa vụ và quyền của con
- Điều 36. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
- Điều 37. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con
- Điều 38. Nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng
- Điều 39. Đại diện cho con
- Điều 40. Bồi thường thiệt hại do con gây ra
- Điều 41. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
- Điều 42. Người có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
- Điều 43. Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
- Điều 44. Quyền có tài sản riêng của con
- Điều 45. Quản lý tài sản riêng của con
- Điều 46. Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên
- Điều 47. Nghĩa vụ và quyền của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
- Điều 48. Nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em
- Điều 49. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
- Điều 50. Nghĩa vụ cấp dưỡng
- Điều 51. Một người cấp dưỡng cho nhiều người
- Điều 52. Nhiều người cùng cấp dưỡng cho một người hoặc cho nhiều người
- Điều 53. Mức cấp dưỡng
- Điều 54. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
- Điều 55. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
- Điều 56. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn
- Điều 57. Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ
- Điều 58. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em
- Điều 59. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
- Điều 60. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn
- Điều 61. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
- Điều 62. Khuyến khích việc trợ giúp của tổ chức, cá nhân
- Điều 63. Xác định cha, mẹ
- Điều 64. Xác định con
- Điều 65. Quyền nhận cha, mẹ
- Điều 66. Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự
- Điều 67. Nuôi con nuôi
- Điều 68. Người được nhận làm con nuôi
- Điều 69. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi
- Điều 70. Vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi
- Điều 71. Sự đồng ý của cha mẹ đẻ, người giám hộ và người được nhận làm con nuôi
- Điều 72. Đăng ký việc nuôi con nuôi
- Điều 73. Từ chối việc đăng ký nuôi con nuôi
- Điều 74. Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi
- Điều 75. Thay đổi họ, tên; xác định dân tộc của con nuôi
- Điều 76. Chấm dứt việc nuôi con nuôi
- Điều 77. Người có quyền yêu cầu Toà án chấm dứt việc nuôi con nuôi
- Điều 78. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt nuôi con nuôi
- Điều 79. Áp dụng pháp luật về giám hộ trong quan hệ gia đình
- Điều 80. Cha mẹ giám hộ cho con
- Điều 81. Cha mẹ cử người giám hộ cho con
- Điều 82. Con riêng giám hộ cho bố dượng, mẹ kế
- Điều 83. Giám hộ giữa anh, chị, em
- Điều 84. Giám hộ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
- Điều 85. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn
- Điều 86. Khuyến khích hoà giải ở cơ sở
- Điều 87. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn
- Điều 88. Hoà giải tại Toà án
- Điều 89. Căn cứ cho ly hôn
- Điều 90. Thuận tình ly hôn
- Điều 91. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
- Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
- Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn
- Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
- Điều 96. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn
- Điều 97. Chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn
- Điều 98. Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng
- Điều 99. Giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên
- Điều 100. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Điều 101. Áp dụng pháp luật nước ngoài đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Điều 102. Thẩm quyền giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Điều 103. Kết hôn có yếu tố nước ngoài
- Điều 104. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
- Điều 105. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- Điều 106. Giám hộ trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài