Chương 4 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
Điều 28. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hòa giải ở cơ sở;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hòa giải ở cơ sở;
c) Biên soạn, phát hành tài liệu, tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở cho cấp tỉnh;
d) Quy định mẫu Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở; mẫu, biểu thống kê về tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở.
Điều 29. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở tại địa phương; trình dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương để Hội đồng nhân dân có thẩm quyền xem xét quyết định; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở; xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ cho hoạt động hòa giải; thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên tại địa phương;
b) Chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở.
c) Báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; vận động tổ chức, cá nhân chấp hành pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013
- Số hiệu: 35/2013/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 20/06/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 407 đến số 408
- Ngày hiệu lực: 01/01/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Phạm vi hòa giải ở cơ sở
- Điều 4. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở
- Điều 6. Hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở
- Điều 7. Tiêu chuẩn hòa giải viên
- Điều 8. Bầu, công nhận hòa giải viên
- Điều 9. Quyền của hòa giải viên
- Điều 10. Nghĩa vụ của hòa giải viên
- Điều 11. Thôi làm hòa giải viên
- Điều 12. Tổ hòa giải
- Điều 13. Trách nhiệm của tổ hòa giải
- Điều 14. Tổ trưởng tổ hòa giải
- Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của tổ trưởng tổ hòa giải
- Điều 16. Căn cứ tiến hành hòa giải
- Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải
- Điều 18. Phân công hòa giải viên
- Điều 19. Người được mời tham gia hòa giải
- Điều 20. Địa điểm, thời gian hòa giải
- Điều 21. Tiến hành hòa giải
- Điều 22. Hòa giải giữa các bên ở thôn, tổ dân phố khác nhau
- Điều 23. Kết thúc hòa giải
- Điều 24. Hòa giải thành
- Điều 25. Thực hiện thỏa thuận hòa giải thành
- Điều 26. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành
- Điều 27. Hòa giải không thành