Chương 6 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
Chương VI
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Điều 65. Mục tiêu, đối tượng, nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
b) Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn nhất định của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
2. Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp.
3. Việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
b) Trung thực, công khai, minh bạch;
c) Bình đẳng, định kỳ;
d) Bắt buộc đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành hoặc nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, nghề phục vụ yêu cầu công tác quản lý nhà nước.
Điều 66. Tổ chức, quản lý kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
2. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do Nhà nước thành lập;
b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do tổ chức, cá nhân thành lập.
3. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được thành lập khi có đề án bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính đáp ứng yêu cầu hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
b) Có đội ngũ cán bộ quản lý và kiểm định viên đáp ứng yêu cầu hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
4. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; được thu phí kiểm định theo quy định của pháp luật.
5. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định cụ thể về tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; điều kiện và thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; công nhận kết quả kiểm định của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên; quản lý và cấp thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Điều 67. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
2. Tổ chức tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo tiêu chuẩn, quy trình kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
3. Cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
4. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Nộp phí kiểm định chất lượng cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
7. Được khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về các quyết định, kết luận, hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Điều 68. Công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng nếu đạt yêu cầu thì được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Giấy chứng nhận có giá trị trong thời hạn 05 năm.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo không duy trì được chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp thì bị thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
1. Duy trì và tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
2. Hằng năm, báo cáo kết quả tự đánh giá với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
3. Được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và được tham gia đấu thầu thực hiện chỉ tiêu giáo dục nghề nghiệp theo đơn đặt hàng của Nhà nước.
Điều 70. Sử dụng kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được sử dụng làm căn cứ để:
1. Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
2. Người học lựa chọn cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp;
3. Người sử dụng lao động tuyển dụng lao động;
4. Nhà nước thực hiện đầu tư, đấu thầu, đặt hàng và giao nhiệm vụ đào tạo cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
- Số hiệu: 74/2014/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 27/11/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1179 đến số 1180
- Ngày hiệu lực: 01/07/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
- Điều 5. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp
- Điều 7. Xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp
- Điều 8. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Điều 9. Liên thông trong đào tạo
- Điều 10. Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Điều 11. Hội đồng trường
- Điều 12. Hội đồng quản trị
- Điều 13. Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp
- Điều 14. Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng
- Điều 15. Hội đồng tư vấn
- Điều 16. Phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng
- Điều 17. Tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Điều 18. Thành lập, sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Điều 19. Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Điều 20. Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Điều 21. Giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Điều 22. Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục
- Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 25. Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Điều 26. Chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Điều 27. Chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật
- Điều 28. Nguồn tài chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Điều 29. Học phí, lệ phí tuyển sinh
- Điều 30. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo
- Điều 31. Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Điều 32. Tuyển sinh đào tạo
- Điều 33. Thời gian đào tạo
- Điều 34. Chương trình đào tạo
- Điều 35. Giáo trình đào tạo
- Điều 36. Yêu cầu về phương pháp đào tạo
- Điều 37. Tổ chức và quản lý đào tạo
- Điều 38. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp
- Điều 39. Hợp đồng đào tạo
- Điều 40. Chương trình đào tạo thường xuyên
- Điều 41. Thời gian và phương pháp đào tạo thường xuyên
- Điều 42. Người dạy các chương trình đào tạo thường xuyên
- Điều 43. Tổ chức và quản lý đào tạo thường xuyên
- Điều 44. Văn bằng, chứng chỉ trong đào tạo thường xuyên
- Điều 45. Lớp đào tạo nghề
- Điều 46. Mục tiêu hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp
- Điều 47. Các hình thức hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp
- Điều 48. Liên kết đào tạo với nước ngoài
- Điều 49. Văn phòng đại diện
- Điều 50. Chính sách phát triển hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp
- Điều 51. Quyền của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Điều 52. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Điều 53. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Điều 54. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
- Điều 55. Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà giáo
- Điều 56. Tuyển dụng, đánh giá và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo
- Điều 57. Thỉnh giảng
- Điều 58. Chính sách đối với nhà giáo
- Điều 59. Người học
- Điều 60. Nhiệm vụ và quyền của người học
- Điều 61. Nghĩa vụ làm việc có thời hạn của người học
- Điều 62. Chính sách đối với người học
- Điều 63. Chính sách đối với người học để đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 64. Chính sách đối với người đạt giải trong các kỳ thi tay nghề
- Điều 65. Mục tiêu, đối tượng, nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
- Điều 66. Tổ chức, quản lý kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
- Điều 67. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
- Điều 68. Công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
- Điều 69. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
- Điều 70. Sử dụng kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp