Điều 20 Luật giáo dục đại học 2012
1. Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học, giám đốc học viện, đại học (sau đây gọi chung là hiệu trưởng) là người đại diện cho cơ sở giáo dục đại học trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Hiệu trưởng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận.
Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Hiệu trưởng được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
2. Tiêu chuẩn hiệu trưởng:
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín về khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý và đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 05 năm;
b) Có trình độ tiến sĩ đối với hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, đại học; có trình độ thạc sĩ trở lên đối với hiệu trưởng trường cao đẳng;
c) Có sức khoẻ tốt. Độ tuổi khi bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập bảo đảm để tham gia ít nhất một nhiệm kỳ hiệu trưởng.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng:
a) Ban hành các quy chế, quy định trong cơ sở giáo dục đại học theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại học;
b) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của cơ sở giáo dục đại học theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại học; bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm các chức danh trưởng, phó các tổ chức của cơ sở giáo dục đại học;
c) Tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại học;
d) Xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý;
đ) Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;
e) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định;
g) Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tiếp thu ý kiến và chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong cơ sở giáo dục đại học;
h) Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng và ban giám hiệu trước hội đồng trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại học;
i) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
4. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập, chủ tịch hội đồng quản trị cơ sở giáo dục đại học tư thục là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm công khai, minh bạch về tài chính theo quy định của pháp luật; chấp hành các quy định về kế toán và kiểm toán. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tư thục là đại diện chủ tài khoản theo ủy quyền, thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ như chủ tài khoản trong phạm vi được ủy quyền.
Luật giáo dục đại học 2012
- Số hiệu: 08/2012/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 18/06/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 473 đến số 474
- Ngày hiệu lực: 01/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật giáo dục đại học
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Mục tiêu của giáo dục đại học
- Điều 6. Trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học
- Điều 7. Cơ sở giáo dục đại học
- Điều 8. Đại học quốc gia
- Điều 9. Phân tầng cơ sở giáo dục đại học
- Điều 10. Ngôn ngữ dùng trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 11. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học
- Điều 12. Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học
- Điều 13. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 14. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện
- Điều 15. Cơ cấu tổ chức của đại học
- Điều 16. Hội đồng trường
- Điều 17. Hội đồng quản trị
- Điều 18. Hội đồng đại học
- Điều 19. Hội đồng khoa học và đào tạo
- Điều 20. Hiệu trưởng
- Điều 21. Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
- Điều 22. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học
- Điều 23. Điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo
- Điều 24. Sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học
- Điều 25. Đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học
- Điều 26. Giải thể cơ sở giáo dục đại học
- Điều 27. Thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học
- Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng, trường đại học, học viện
- Điều 29. Nhiệm vụ và quyền hạn của đại học
- Điều 30. Nhiệm vụ và quyền hạn của viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ
- Điều 31. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 32. Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học
- Điều 33. Mở ngành, chuyên ngành đào tạo
- Điều 34. Chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh
- Điều 35. Thời gian đào tạo
- Điều 36. Chương trình, giáo trình giáo dục đại học
- Điều 37. Tổ chức và quản lý đào tạo
- Điều 38. Văn bằng giáo dục đại học
- Điều 39. Mục tiêu hoạt động khoa học và công nghệ
- Điều 40. Nội dung hoạt động khoa học và công nghệ
- Điều 41. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học trong hoạt động khoa học và công nghệ
- Điều 42. Trách nhiệm của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ
- Điều 43. Mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế
- Điều 44. Các hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học
- Điều 45. Liên kết đào tạo với nước ngoài
- Điều 46. Văn phòng đại diện
- Điều 47. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học trong hoạt động hợp tác quốc tế
- Điều 48. Trách nhiệm của Nhà nước về hợp tác quốc tế
- Điều 49. Mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học
- Điều 50. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học
- Điều 51. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học về kiểm định chất lượng giáo dục đại học
- Điều 52. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
- Điều 53. Sử dụng kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đại học Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đại học được sử dụng làm căn
- Điều 54. Giảng viên
- Điều 55. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên
- Điều 56. Chính sách đối với giảng viên
- Điều 57. Giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên
- Điều 58. Các hành vi giảng viên không được làm
- Điều 59. Người học
- Điều 60. Nhiệm vụ và quyền của người học
- Điều 61. Các hành vi người học không được làm
- Điều 62. Chính sách đối với người học
- Điều 63. Nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước
- Điều 64. Nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học
- Điều 65. Học phí, lệ phí tuyển sinh
- Điều 66. Quản lý tài chính của cơ sở giáo dục đại học
- Điều 67. Quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học