Điều 42 Luật Giao dịch điện tử 2023
Điều 42. Kết nối, chia sẻ dữ liệu
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm bảo đảm khả năng sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, phục vụ giao dịch điện tử bao gồm:
a) Nhân lực thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu bao gồm nguồn nhân lực tại chỗ đang thực hiện quản lý, vận hành các hệ thống thông tin hoặc nhân lực khác có liên quan trong cơ quan nhà nước; trường hợp nhân lực tại chỗ không đáp ứng được thì được thuê chuyên gia;
b) Dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước để xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước phải có hạng mục phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu. Trường hợp không có hạng mục này, phải có thuyết minh chứng minh về việc không có hoạt động kết nối, chia sẻ dữ liệu trong quá trình vận hành, khai thác;
c) Ban hành và công bố công khai quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu đối với cơ sở dữ liệu thuộc thẩm quyền quản lý;
d) Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo mật dữ liệu trong quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định của pháp luật.
2. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, cơ quan nhà nước có trách nhiệm kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ quan, tổ chức khác; không cung cấp thông tin qua hình thức văn bản giấy đối với thông tin đã được khai thác qua hình thức kết nối, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin; không thu phí việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước.
3. Cơ quan nhà nước phải áp dụng phương thức kết nối, chia sẻ dữ liệu trực tuyến trên môi trường mạng giữa các hệ thống thông tin của cơ quan cung cấp dữ liệu và cơ quan, tổ chức khai thác dữ liệu, trừ trường hợp thông tin liên quan đến bí mật nhà nước hoặc yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trường hợp không áp dụng phương thức kết nối, chia sẻ dữ liệu trực tuyến, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
4. Cơ quan nhà nước áp dụng mô hình kết nối, chia sẻ dữ liệu theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Kết nối, chia sẻ qua các hệ thống trung gian bao gồm: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; hạ tầng kết nối, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ, cấp tỉnh theo Khung kiến trúc tổng thể quốc gia số;
b) Kết nối trực tiếp giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khi các hệ thống trung gian chưa sẵn sàng hoặc cơ quan chủ quản hệ thống trung gian xác định hệ thống trung gian không đáp ứng được yêu cầu về kết nối, chia sẻ dữ liệu.
5. Khung kiến trúc tổng thể quốc gia số quy định tại điểm a khoản 4 Điều này bao gồm Khung kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số; khung kiến trúc số của các cơ quan, tổ chức.
6. Chính phủ quy định chi tiết về kết nối, chia sẻ dữ liệu; Khung kiến trúc tổng thể quốc gia số.
Luật Giao dịch điện tử 2023
- Số hiệu: 20/2023/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 22/06/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 867 đến số 868
- Ngày hiệu lực: 01/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách phát triển giao dịch điện tử
- Điều 5. Bảo đảm an toàn thông tin mạng và an ninh mạng trong giao dịch điện tử
- Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử
- Điều 7. Hình thức thể hiện của thông điệp dữ liệu
- Điều 8. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu
- Điều 9. Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản
- Điều 10. Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc
- Điều 11. Thông điệp dữ liệu có giá trị dùng làm chứng cứ
- Điều 12. Chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu
- Điều 13. Hình thức lưu trữ thông điệp dữ liệu
- Điều 14. Người khởi tạo thông điệp dữ liệu
- Điều 15. Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu
- Điều 16. Nhận thông điệp dữ liệu
- Điều 17. Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu
- Điều 18. Gửi, nhận tự động thông điệp dữ liệu
- Điều 19. Giá trị pháp lý của chứng thư điện tử
- Điều 20. Chuyển giao chứng thư điện tử
- Điều 21. Yêu cầu đối với lưu trữ, xử lý chứng thư điện tử
- Điều 22. Chữ ký điện tử
- Điều 23. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
- Điều 24. Dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ
- Điều 25. Sử dụng chữ ký điện tử chuyên dùng, chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn
- Điều 26. Công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài; công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài
- Điều 27. Chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế
- Điều 28. Dịch vụ tin cậy
- Điều 29. Điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy
- Điều 30. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy
- Điều 31. Dịch vụ cấp dấu thời gian
- Điều 32. Dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu
- Điều 33. Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
- Điều 34. Hợp đồng điện tử
- Điều 35. Giao kết hợp đồng điện tử
- Điều 36. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
- Điều 37. Việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
- Điều 38. Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
- Điều 39. Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
- Điều 40. Quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu dùng chung
- Điều 41. Tạo lập, thu thập dữ liệu
- Điều 42. Kết nối, chia sẻ dữ liệu
- Điều 43. Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước
- Điều 44. Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử
- Điều 45. Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử
- Điều 46. Tài khoản giao dịch điện tử
- Điều 47. Trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử
- Điều 48. Báo cáo, tổng hợp, chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử